Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Đưa vịt trời về với người nông dân

Thứ tư - 09/12/2015 02:51
Vịt trời là đối tượng khá mới mẻ đối với những người dân mà quanh năm chỉ quẩn quanh với mấy sào ruộng, ít con gà, con lợn như ở vùng quê xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Vì thế, khi thấy anh Trương Quang Thái – một người dân sinh ra trên mảnh đất này đưa con vịt trời về nuôi ai cũng ngỡ ngàng, bởi họ cứ suy nghĩ, đã gọi là vịt trời thì chắc nuôi rồi nó bay mất. Mặc cho ai nghĩ thế nào, anh vẫn làm theo ý mình, sau gần một năm, không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà anh đã đưa con vịt trời đến với nhiều người dân nơi vùng quê này cũng như trên mảnh đất Hà Tĩnh.

Trở lại vùng đất Tái định cư xã Thạch Khê lần này, tôi thật sự ngạc nhiên trước trang trại nuôi vịt trời của anh Thái. Cách đây 05 tháng, tôi có dịp ghé nơi đây, lúc đó đàn vịt trời gia đình anh có chừng khoảng 100 con đang bơi lội ở một ao nhỏ. Dù vậy, anh đã chia sẻ rất nhiều về ý tưởng nuôi con vịt trời mà bản thân ấp ủ lâu nay. Quả thật, lúc đó tôi cũng không dám chắc và tin mô hình này sẽ thành công nhưng nghe những lời nói “chắc nịch” và đầy quyết tâm của anh, tôi vẫn có niềm hy vọng.

Anh Thái đã từng là một cán bộ quân đội, vì lý do riêng anh đã xin nghỉ hưu sớm hơn quy định. Nhưng với anh không phải về hưu để nghỉ ngơi, hưởng thụ mà bản thân vẫn tiếp tục nghiên cứu, làm đủ việc và từ lúc nào, nghề nông nghiệp thực sự cuốn hút anh. Từ con chim trĩ anh đã từng nuôi, đến cây hành lá và các loại rau, củ, quả… và bây giờ là những chú vịt trời. Anh bảo: “Muốn no thì trồng lúa, muốn đủ thì trồng rau, muốn giàu thì phải chăn nuôi”. Trong chăn nuôi, cần đưa những đối tượng mới, có giá trị kinh tế cao hơn, không chỉ duy nhất với những con gà, con lợn thường ngày. Với con vịt trời, chất lượng thịt ngon hơn vịt ta, giá bán lại cao gấp đôi, dễ nuôi, ít tốn chi phí. vì thế, anh đưa con vịt trời về nuôi cũng xuất phát từ ý nghĩ đó.

Tháng 06 năm 2014, anh bắt đầu tìm hiểu và mua gần 100 con vịt trời còn nhỏ về nuôi. Sau gần 03 tháng, những chú vịt trưởng thành, anh tiến hành phân loại, ghép tỷ lệ 1 vịt trống : 6 vịt mái và cho đẻ trứng. Anh bắt đầu gom trứng để cho ấp nở với ý định nhân giống đàn vịt lên. Cứ hai đến ba hôm anh thu một lần trứng đưa đi ấp. Nhưng cứ mỗi lần đưa trứng đi ấp, tỷ lệ nở quá thấp. Có những lúc ấp gần trăm trứng mà chỉ cho hơn chục con vịt con. Không nản chí, anh quyết định mua cả lò ấp để tiện theo dõi và chủ động hơn. Bao ngày đêm mày mò, quên ăn, quên ngủ với những chú vịt, cuối cùng “trời cũng không phụ lòng anh”. Tỷ lệ ấp trứng đạt 80-85%, nhờ thế mà đàn vịt trời của anh tăng nhanh. Ngoài 70 chú vịt đang đẻ trứng, sắp tới anh có thêm gần 300 vịt làm giống, 500 con vịt thịt.

Người dân thấy anh nuôi thành công nên ai cũng muốn mua giống về nuôi thử. Ai đến thăm quan hay mua giống vịt trời cũng được anh hướng dẫn, chia sẻ tận tình về cách nuôi cũng như những kinh nghiệm anh có được. Vì vậy, ngoài đàn vịt giữ lại nuôi, anh đã xuất bán được khoảng 3000 vịt con với giá 35.000 - 40.000 đồng/con, đã đưa lại nguồn thu trên 100 triệu đồng cho gia đình anh. Anh chia sẻ: “Thành công lớn nhất của mô hình này trước tiên là đã đưa vịt trời về cho những người dân sống ở đây nuôi. Hầu hết, mỗi gia đình cứ vài chục con, có những nhà có điều kiện ao hồ, họ đặt cả trăm con về nuôi”.

Với chăn nuôi vịt trời, tiêu tốn thức ăn ít hơn, vịt có khả năng kháng bệnh rất cao, tỷ lệ sống đạt trên 90%, giá bán vịt thương phẩm cao gấp đôi so với vịt thường 160.000 đồng/kg, trong khi một con vịt thường chỉ có giá 80.000 đồng/kg. Do vịt nuôi thả chất lượng tốt nên khách hàng nhiều nơi hỏi đặt mua rất nhiều kể cả con giống cũng như vịt thịt. Trong thời gian tới, anh dự tính sẽ mở rộng quy mô và không chỉ dừng lại cung cấp con giống mà xuất bán cả vịt thương phẩm. Song song với điều đó là tìm kiếm thị trường, tạo dựng thương hiệu cho trang trại vịt trời này.

Qua mô hình của anh Trương Quang Thái, nhận thấy chăn nuôi vịt trời rất có tiềm năng, có thể thay thế những con gà, con vịt thường ngày và hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, mở ra một hướng làm ăn mới, tăng thêm thu nhập cho người nông dân./.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay55,835
  • Tháng hiện tại760,948
  • Tổng lượt truy cập90,824,341
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây