Học tập đạo đức HCM

Lộc Hà ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất

Thứ ba - 19/06/2018 19:26
Những năm qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà đã được chú trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Lộc Hà ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
Giống lúa Kim cương 111 được đưa vào sản xuất vụ xuân 2018 tỏ rõ được ưu thế trên đồng ruộng Lộc Hà

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn cho biết: "UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ, du nhập một số giống, loài nuôi mới về trên địa bàn huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Cá chẽm, cá mú, cá hồng mỹ, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp… Bên cạnh đó, thời gian qua, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản (NTTS) ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm."

Lộc Hà ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
Hầu hết ao nuôi tôm ở Lộc Hà đã được lót bạt, vỗ bờ xi măng.

Ngoài ra, các mô hình mới như nuôi tôm trong ao đất vỗ bờ, lót bạt; nuôi tôm có sục khí đáy, ương tôm trong nhà dèo… được áp dụng ngày càng nhiều. Cùng với đó, hình thức nuôi xen ghép (tôm - cua - cá, cá - lúa, cá - vịt), luân canh (1 vụ tôm, 1 vụ cá), nuôi sinh thái đạt hiệu quả bền vững và góp phần cải thiện môi trường. Trên địa bàn huyện cũng xây dựng được 1 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt tại xã Ích Hậu, trong 6 tháng đầu năm đã sản xuất được trên 30 triệu con giống cá rô phi.

Ứng dụng tiến bộ KHKT, đa dạng hóa hình thức và đối tượng nuôi đã tạo nên sự thay đổi lớn trong cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trên đất Lộc Hà. Và quan trọng hơn, các vùng đất hoang hóa như vùng Xạ Lậm, xã Ích Hậu đã được hồi sinh, khai thác...

Lộc Hà ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
Cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt của HTX NN&NTTS Lộc Hà tại xã Ích Hậu đảm bảo cung cấp cá giống chất lượng cao cho nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ông Phan Trọng Thanh - cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi của huyện, cho biết: Công tác ứng dụng và chuyển giao KHKT vào sản xuất nông nghiệp được huyện đẩy mạnh. Theo đó, đã đưa vào sản xuất thử, sản xuất đại trà nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, như: lúa TBR45, Kim cương 111; dưa Thái... Hiện, Trung tâm đã phối hợp với Dự án Các - bon thấp Hà Tĩnh tổ chức kiểm tra vận hành các bể biogas đã lắp đặt để đánh giá về hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Đồng thời, khảo sát các hộ chăn nuôi ở xã Thạch Mỹ để lắp đặt bể biogas trong thời gian tới.

Lộc Hà ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
Mô hình dưa hấu phủ ni lông cho năng suất cao ở xã Mai Phụ.

Cũng theo ông Thanh, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, các địa phương trên địa bàn huyện đã xây dựng và triển khai một loạt mô hình sản xuất có đối tượng nuôi trồng mới như các giống lúa.

Lộc Hà ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà.

Cùng với đó, huyện tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cua đồng kết hợp với sản xuất lúa tại xã Tân Lộc; triển khai sản xuất thử các giống lúa trong vụ hè thu như: DQ11, Kim cương 111... Một số phương án mô hình ứng dụng KHCN trong trồng hành tăm quy mô 2ha tại thôn Quan Nam xã Hồng Lộc; phương án vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng tại xã Hồng Lộc... cũng đã được xây dựng để triển khai trong thời gian tới.

Theo UBND huyện, nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nên tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua của ngành nông nghiệp huyện Lộc Hà đạt 8,17%%/năm; tổng giá trị của ngành tăng từ 375,3 tỷ đồng năm 2008 lên 761,1 tỷ đồng năm 2017; giá trị sản phẩm trồng trọt tăng lên 48,4 triệu đồng/ha năm 2017, giá trị sản phẩm thủy sản tăng lên 150,33 triệu đồng/ha. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Theo Trọng Tuệ/Bao Ha Tinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập551
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm532
  • Hôm nay69,725
  • Tháng hiện tại774,838
  • Tổng lượt truy cập90,838,231
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây