Đại biểu Trần Đình Gia góp ý dự án Luật Chăn nuôi tại phiên thảo luận chiều 14/6/2018
Theo đại biểu, chăn nuôi là ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào kinh tế đất nước, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân, đảm bảo kinh tế - xã hội, đóng góp thiết thực vào giá trị xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy vậy, ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập. Chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô nông hộ là chủ yếu, tỷ lệ chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật chưa nhiều, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi còn hạn chế. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực chăn nuôi còn nhiều bất cập. Chính vì những lý do trên Quốc hội ban hành Luật Chăn nuôi là rất cần thiết nếu không muốn nói là quá chậm.
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Trần Đình Gia khẳng định: Thứ nhất, về phạm vi và đối tượng tác động của dự thảo luật, đại biểu cơ bản đồng tình với một số nôi dung dự thảo, tuy nhiên, cần làm rõ hơn đối tượng vật nuôi được quy định tại khoản 8, 9, 10, 11 Điều 3 là chưa bao quát hết các đối tượng vật nuôi trong thực tế như: Hươu, tằm, ếch...
Thực tế ở Hà Tĩnh, hươu là vật nuôi phổ biến hàng trăm năm nay, tổng đàn hiện khoảng 47.000 con, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, vì không được xem là vật nuôi nên sản phẩm nhung hươu không có giá trị xuất khẩu. Người dân đã nhiều lần đề xuất với ngành nông nghiệp nhưng chưa được công nhận. Đề nghị Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ và Quốc hội xem xét vấn đề này, đưa vào quy định trong Luật để tạo điều kiện cho nhân dân Hà Tĩnh và các địa phương khác tiêu thụ được sản phẩm nhung hươu xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Thứ hai, về chính sách của nhà nước về chăn nuôi (điều 5), đại biểu đồng tình với việc cần ban hành hệ thống chính sách để phát triển ngành chăn nuôi một cách đồng bộ. Trong đó cần chú trọng đến chính sách vòng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đảm bảo nội địa hóa cao nhất ngành chăn nuôi. Hiện nay, chúng ta phải nhập một lượng lớn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi làm ảnh hưởng lớn đến giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi. Năm 2017, cả nước phải nhập 7,7 triệu tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi với giá trị khoảng 1,5 tỷ đô la, trong khi điều kiện tự nhiên và diện tích sản xuất chúng ta còn nhiều, có thể trồng ngô thay cho các cây trồng thường xuyên phải giải cứu vì có giá trị kinh tế thấp.
Thứ ba, các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7), đại biểu đồng tình với các nội dung cấm được trình bày trong dự thảo luật, nhưng cần quy định chặt chẽ về quản lý hoạt động chăn nuôi, cấm thả rông vật nuôi như trâu bò, vịt đàn... làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và giao thông, gây thiệt hại vật chất và gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông.
Thứ tư, quản lý nhà nước về chăn nuôi (điều 59, 60, 61, 62), tôi đồng tình với việc quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, của Bộ NN&PTNT, UBND các cấp, của UBMTTQ và các tổ chức thành viên. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong quy hoạch, kế hoạch chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, trách nhiệm dự báo thị trường, định hướng tổ chức sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất nhưng không theo nhu cầu của thị trường như hiện nay, để sản phẩm chăn nuôi không còn phải giải cứu...
Theo Phạm Nghĩa/Bao Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã