Dự án Trung tâm Thương mại Vincom Plaza góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Tĩnh
Những ngày đầu thành lập, với lực lượng lao động thủ công, công cụ thô sơ, trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhưng với tinh thần yêu nước, bằng đôi chân trần, hai bàn tay chai sạn, CBCNV toàn ngành đã biến đất, đá thành gạch, ngói cung cấp cho các công trường. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, những người xây dựng Hà Tĩnh lại “tay bay, tay súng”, “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, tham gia bảo vệ công trình, bảo vệ nhân dân, xây dựng các công trình phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu. Vượt qua mọi khó khăn, 60 năm qua, ngành đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giúp tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thúc đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH tỉnh nhà.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang, các thế hệ CBCNV ngành xây dựng Hà Tĩnh đã và đang viết tiếp trang sử hào hùng của ngành trong thời kỳ mới. Xác định là ngành kinh tế kỹ thuật, Sở Xây dựng đã tham mưu kịp thời, hiệu quả trên các lĩnh vực quản lý của ngành; nhờ đó, đã góp phần đáng kể vào phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
Đầu tiên phải kể đến là lĩnh vực phát triển đô thị. Diện mạo đô thị, nông thôn, khu công nghiệp Hà Tĩnh hiện đã có nhiều chuyển biến. Nhiều khu đô thị quy mô lớn được hình thành với những dáng vẻ kiến trúc theo hướng văn minh, hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Các khu kinh tế được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, thu hút nhiều dự án quy mô lớn như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa; cảng Vũng Áng Việt - Lào; Khu công nghiệp Phú Vinh; Nhiệt điện Vũng Áng…
Một góc TP. Hà Tĩnh hôm nay
Trong lĩnh vực quy hoạch, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành 2 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình và 1 đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tất cả đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp đã có quy hoạch chung. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đạt 50%, tất cả các xã đã phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới (đạt 100%), các dự án đầu tư xây dựng trước khi triển khai đều phê duyệt quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng mặt bằng.
Trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương về khoáng sản làm vật liệu xây dựng, ngành đã tập trung định hướng đầu tư sản xuất cho các đơn vị theo hướng phát huy chế biến sâu, mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại. Ngành đã chủ trì xây dựng quy hoạch vật liệu xây dựng Hà Tĩnh, quy hoạch bãi tập kết vật liệu... góp phần ổn định phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh. Trong đó, phải kể đến chiến lược phát triển vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường khi tập trung phát triển vật liệu không nung, hạn chế vật liệu nung. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 11 nhà máy sản xuất gạch không nung theo công nghệ hiện đại với công suất 350 triệu viên/năm, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường, ổn định giá cả và hạ giá thành công trình. Ngành cũng phối hợp với các ngành, địa phương chấn chỉnh thực trạng khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn như cát, sỏi dọc các dòng sông, đá xây dựng.
Công tác phát triển nhà ở được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả rất quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, nhất là với các hộ thuộc đối tượng chính sách như hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng. Tính đến đầu năm 2018, trên toàn tỉnh đã có 4.320 hộ người có công, gần 11 nghìn hộ nghèo hoàn thành việc xây dựng mới, sửa chữa nhà ở. Mới đây, ngành xây dựng đã chủ trì tham mưu giúp tỉnh triển khai thực hiện thí điểm nhà ở xã hội tại thành phố Hà Tĩnh, đây là tín hiệu tích cực cho những người lao động thu nhập thấp có cơ hội sở hữu ngôi nhà với tiện nghi phù hợp.
Công tác thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công dự toán công trình ngày càng được nâng cao, chuyên nghiệp và hiệu quả. Qua công tác thẩm định đã kiến nghị các giải pháp thiết kế phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng công trình khoảng 3%. Công tác giám định và quản lý chất lượng được chú trọng, đặc biệt đối với các công trình trọng điểm.
Các khu kinh tế được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, thu hút nhiều dự án quy mô lớn như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa...
Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý hoạt động xây dựng, chất lượng công trình được thực hiện thường xuyên, qua đó giúp chấn chỉnh, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm, góp phần đảm bảo trật tự xây dựng, chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư xây dựng.
Công tác quản lý giá xây dựng được triển khai đồng bộ, kịp thời, phù hợp với các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giúp công tác đấu thầu, lập dự toán, thanh quyết toán công trình đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Ngành cũng tham mưu xây dựng ban hành bộ đơn giá bồi thường hàng năm phù hợp với thực tế được cơ sở đánh giá cao, góp phần quan trọng trong công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.
Công tác cải cách hành chính được chú trọng, xem là khâu đột phá để thu hút đầu tư và chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản.
Phát huy truyền thống 60 năm vẻ vang, những năm tiếp theo, ngành xây dựng tiếp tục đổi mới, nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Theo Trần Xuân Tiến Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã