Học tập đạo đức HCM

Trang trại xanh trên vùng đất khát

Thứ sáu - 21/06/2013 09:22
Thăm trang trại tổng hợp của ông Đàm Thọ ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chúng tôi cảm phục trước nghị lực và táo bạo của vợ chồng ông.

 

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng khu trang trại rộng hơn 12,5ha ở vùng nắng lửa miền núi Hương Khê, ông Thọ nhớ lại: "Năm 1989 vợ chồng tui dắt díu nhau vào đây lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu cứ tối đến tui đi kiếm cá, sáng vợ mang ra chợ bán mới có gạo ăn".

Giờ đây, vợ chồng ông đã tạo dựng một cơ ngơi ít ai sánh được. Trang trại của vợ chồng ông có khu nuôi trên 600 con lợn thịt và 1 đàn lợn rừng 30 con. Không dừng lại ở nuôi lợn, ông đi nhiều nơi học hỏi kỹ thuật nuôi ong. Sau 2 tháng học hỏi ông đã mạnh dạn nuôi 10 tổ ong đầu tiên để thử nghiệm. "Ban đầu cũng sợ nhưng khi tìm hiểu kỹ càng rồi mới tự tin để nuôi"- ông Thọ chia sẻ. Đến nay trang trại của ông đã có hơn 400 tổ ong, mỗi tháng thu hoạch 3 lần trên 6 tấn mật, thu về khoảng 300 triệu đồng.

Vườn cam và đàn lợn mang lại cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Thọ, dù nuôi ong, nuôi lợn nhưng đất đai vẫn còn nhiều, bỏ hoang hoặc trồng keo thì phí, ông tiếp tục tìm hiểu một số giống cây công nghiệp và cây ăn quả phù hợp với đất đai để trồng. Thế là hơn 2ha diện tích đất được phủ kín cây dó trầm và hơn 200 gốc cam lai. Quả thật đất không phụ lòng người, mỗi năm vườn cam của ông cho thu hoạch hơn 300 triệu đồng, còn cây dó trầm thì bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Không chỉ lo làm ăn, ông còn là người đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Khi quyết định chăn nuôi lợn quy mô lớn, việc đầu tiên ông làm là xây dựng hầm biogas. Ông đã đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng hầm. "Làm ăn ngoài nghĩ cho mình thì còn phải nghĩ cho xã hội, hơn nữa nếu không xây hầm biogas, môi trường ô nhiễm liệu trang trại của tui tồn tại đến bao giờ"- ông Thọ chia sẻ. Đầu tư tốn kém nhưng lợi ích mà hầm biogas mang lại cực kỳ lớn, môi trường xung quanh trang trại luôn được đảm bảo, gia đình ông có một nguồn khí gas phục vụ cho việc đun nấu, thắp sáng trong sinh hoạt và chăn nuôi. Mô hình trang trại của ông Thọ còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng và 15 lao động mùa vụ với thu nhập từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay63,920
  • Tháng hiện tại2,046,561
  • Tổng lượt truy cập97,182,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây