Học tập đạo đức HCM

Khuyến nông TP. HCM chuyển đổi số

Thứ hai - 28/06/2021 03:27
Thông qua các hoạt động chuyển đổi số, Trung tâm Khuyến nông TP. HCM góp phần phát triển Chiến lược chuyển đổi số nông nghiệp của thành phố.
Liên kết Vinamilk nuôi bò sữa công nghệ cao tại huyện Củ Chi, TP. HCM. Ảnh: VNM.

Liên kết Vinamilk nuôi bò sữa công nghệ cao tại huyện Củ Chi, TP. HCM. Ảnh: VNM.

Để góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững trong thời gian tới, đặc biệt thực hiện tốt Chương trình Chuyển đổi số của TP. HCM, Trung tâm Khuyến nông TP. HCM đã có nhiều hoạt động về Chuyển đổi số.

Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông TP. HCM mới có buổi tập huấn nhận thức Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp cho các trưởng, phó trạm và phòng trực thuộc. Nội dung các buổi tập huấn tập trung vào thực trạng và đề xuất một số định hướng thúc đẩy Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thông qua các buổi tập huấn đã giới thiệu nhiều giải pháp Chuyển đổi số và ứng dụng hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, như: trong lĩnh vực trồng trọt, có công nghệ IoT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số. Các phần mềm này cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng, người tiêu dùng có thể truy suất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực.

Trong ngành chăn nuôi, công nghệ IoT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Trong thủy sản cũng chuyển đổi số mạnh mẽ như việc sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh, máy thu lưới vây (đứng), hệ thống thu, thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

Ngành nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS),. Công nghệ biofloc, công nghệ nano, công nghệ nuôi lồng trên biển, công nghệ nuôi cá nước lạnh.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của tôm nuôi. Công nghệ tự động hóa được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến từ phân loại, đóng gói, dây chuyền sản xuất…, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản…

Với chức năng là đơn vị có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ và tư vấn cho nông dân phát triển kinh tế với các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản của ngành nông nghiệp thành phố, nhưng trước đại dịch Covid-19 đang hoàng hành hết sức phức tạp, việc triển khai nội dung tập huấn trực tiếp đến nông dân về chuyên đề Chuyển đổi số trong nông nghiệp Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh không thể thực hiện.

Do đó, thông qua buổi tập huấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. HCM, ông Phạm Lâm Chính Văn đã yêu cầu cán bộ kỹ thuật là lãnh đạo các phòng, trạm sẽ tự xây dựng cho mình mỗi bài tập huấn khác nhau với từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để giới thiệu đến bà con nông dân thành phố thông qua hình thức trực tuyến hoặc các video clip, giúp nông dân kịp thời tiếp nhận những kiến thức mới, phù hợp với ngoại cảnh hiện nay.

Ngoài ra, về thực hiện nhiệm vụ triển khai chuyên đề Chuyển đổi số trong nông nghiệp, trước đó Trung tâm Khuyến nông TP. HCM cũng đã phối hợp với Công ty TNHH Tép Bạc (đơn vị cung cấp thông tin và sản phẩm ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản) tổ chức Hội thảo về “Huấn luyện ứng dụng Chuyển đổi số trong ngành Thủy sản”, cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thủy sản thuộc Trung tâm.

Đặc biệt, trong Hội thảo đã giới thiệu ứng dụng Farmext, giải pháp quản lý trang trại thủy sản công nghệ cao. Dự án xuất phát từ mong muốn nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời hỗ trợ các trại nuôi các chỉ số, nhật ký về quy trình, chứng nhận xuất khẩu quốc tế.

Thông qua các hoạt động nói trên, Trung tâm Khuyến nông TP. HCM đã và đang từng bước thực hiện tốt các chuyên đề về Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, góp phần phát triển về Chiến lược chuyển đổi số của thành phố nói chung và ngành nông nghiệp TP. HCM nói riêng trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay.

Minh Hiếu
https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm435
  • Hôm nay51,745
  • Tháng hiện tại848,443
  • Tổng lượt truy cập90,911,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây