Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại đối thoại. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh vấn đề này tại "Đối thoại phát triển địa phương 2021" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 13/7 với chủ đề: “Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới”.
Đây là lần đầu tiên "Đối thoại phát triển địa phương" được tổ chức trực tuyến trên quy mô toàn quốc để lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác phát triển quốc tế cùng trao đổi, thảo luận với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến, mô hình, các giải pháp phát triển, qua đó tạo động lực cho sự bứt phá trong phát triển địa phương giai đoạn tới.
Phát biểu tại Đối thoại, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh, đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch COVID-19 đặt ra những thách thức rất lớn cho cả nước.
Trong bối cảnh đó, các địa phương đã chủ động, thích nghi, chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, vừa phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế, vừa chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng trạng thái bình thường mới đòi hỏi cần nắm bắt các cơ hội với nhận thức "trong nguy có cơ", đồng thời cần nghĩ đến những vấn đề phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hoàn cảnh có dịch bệnh mà ngay sau khi dịch kết thúc để đạt được kết quả khả quan ngay từ những năm đầu của nhiệm kỳ.
“Đây là thời điểm chúng ta rất cần có tư duy quốc gia và hành động địa phương để định vị được mình trong sự phát triển chung của đất nước, có chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược tổng thể quốc gia. Từ đó khắc phục được tình trạng cát cứ, mạnh ai nấy làm; đẩy mạnh kết nối và liên kết vùng, biến áp lực cạnh tranh trở thành cơ hội và động lực phát triển; phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện đặc thù để có đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cùng nhau nhịp bước trên con đường đi đến phồn vinh, hạnh phúc”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Văn kiện Đại hội XIII thể hiện mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo, sự thích ứng với những thay đổi rất nhanh của thực tiễn trong nước, quốc tế, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia để tận dụng tốt nhất các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại.
Chuyển đổi số là xu hướng của thời đại. Thời gian qua, trong ứng phó với đại dịch, chúng ta đã tăng cường ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ hơn, từ việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến, bán hàng qua mạng cho đến khai báo y tế, truy vết, đặt lịch tham gia xét nghiệm… Vì vậy, phải nắm bắt lấy đà này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trước tiên là chuyển đổi nhận thức từ lãnh đạo Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân.
Để thực hiện chuyển đổi số, theo ông Nguyễn Xuân Thắng cần quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản. Một là hạ tầng công nghệ, đây là điều kiện cần, mang tính then chốt, quyết định chất lượng chuyển đổi số.
Hai là hệ thống thể chế, chính sách phải được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng và sự xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mới, thậm chí là chưa từng có. Cùng với đó là những cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Ba là phát triển nhân tố con người, trong đó người lãnh đạo ở mọi cấp phải có nhận thức, quyết tâm và có tài tổ chức thực hiện cùng với nguồn nhân lực phải được đào tạo các kỹ năng phù hợp trong không gian số.
Để có được 3 yếu tố quan trọng này, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh cần sự vào cuộc tích cực của các địa phương, từ đó từng bước đạt được các mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, trong trạng thái bình thường mới đòi hỏi sự thích nghi với những rủi ro ngày càng gia tăng trong quá trình phát triển. Vì vậy phải đẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh để tạo ra dư địa phát triển mới, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Nguyễn HoàngNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã