Theo các tư liệu còn để lại thì danh nhân Trần Tịnh, không rõ năm sinh, năm mất, quê quán tại thôn Mật Thiết, làng Nguyệt Ao (nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là người có công lao trong công cuộc chống ngoại xâm, ổn định đất nước Đại Việt trong những năm thế kỷ XVII thời Hậu Lê, được phong tước Văn Lý hầu. Trong khoảng thời gian từ năm 1607 – 1612, ông phụ trách ngoại thương ở xứ Nghệ An, có quan hệ giao thương với Nhật Bản, giữ chức vụ An Nam quốc, Nghệ An sở, Tổng thái giám Thượng giám sự Văn Lý hầu; là người đặt nền móng cho sự phát triển giao thương buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XVII.
Trần Tịnh làm quan trải qua 3 triều vua, đó là vua Lê Anh Tông (1556 - 1573), vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), vua Lê Kính Tông (1599 - 1619). Ông là một vị quan thanh liêm chính trực, đức độ, nhân nghĩa, thông minh, giàu dũng khí được nhân dân yêu mến, quân sỹ cảm phục, bạn bè nể trọng, vua tôi tin tưởng. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công lao của ông đối với triều đình, đất nước, các triều đại phong kiến từ triều Lê đến triều Nguyễn đều phong ông vào hàng ngũ công thần tiết nghĩa, ghi danh công trạng của ông đối với quê hương, đất nước.
Tưởng nhớ đến công lao của ông, ngày 27/10/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3083/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Mộ và Đền thờ Trần Tịnh, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.
Minh Đức/http://sovhttdl.hatinh.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã