Học tập đạo đức HCM

Mộ và Đền thờ Trần Tịnh tại xã Kim Song Trường đón bằng di tích LS-VH cấp Quốc gia

Thứ hai - 18/01/2021 10:09
Sáng nay (17/1), tại xã Kim Song Trường, UBND huyện Can Lộc tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia mộ và Đền thờ Trần Tịnh. Tham dự buổi lễ, có Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Võ Hồng Hải, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Trần Xuân Lương, Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Như Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Dũng, cùng đông đảo con cháu dòng họ, Nhân dân địa phương.

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Theo các tư liệu lịch sử, khảo sát thực địa, gia phả dòng họ Trần tại thôn Mật Thiết, xã Kim Lộc (nay là xã Kim Song Trường) không thấy ghi chép về năm sinh và năm mất của ông, chỉ ghi ngày mất của ông là ngày 03/12 (âm lịch). Ông sinh ra trong một gia đình danh giá và có nề nếp; từ thuở nhỏ đã nổi tiếng học giỏi, thông minh, tư chất hiền lành, hòa thuận với anh em, gia đình, xóm làng và bè bạn.

Chương trình văn nghệ chào mừng

Sau khi ra làm quan, ông được triều đình nhà Lê (vua Lê Anh Tông năm 1563) cử giữ chức Chưởng bạ tước Văn Lý tử, tự do ra vào nơi cung vua, phục vụ nhà vua tận tâm, tận lực, luôn đứng về lẽ phải, về đạo lý để cùng chung gánh vác phò vua giúp ích cho dân, cho nước.

Trong thời gian này, nhà Mạc đứng đầu là Mạc Đăng Dung đã khéo léo lợi dụng cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến, tìm cách diệt trừ các phe phái đối lập, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm phế truất nhà Lê, Chúa Trịnh để lên nắm chính quyền. Lúc này, với danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, Trần Tịnh đã tỏ ra là một ông quan trung thành phò vua giúp dân, giúp nước thoát khỏi cảnh binh lửa tương tàn. Với công lao đó, đến đời vua Lê Thế Tông (1582) niên hiệu Quang Hưng năm thứ 5, ông được vinh thăng chức phụng sự, chế tại nội truyền mệnh, vì đã tỏ ra là người trung thành phò vua cứu chúa. Đến năm 1592, Chúa Trịnh thắng nhà Mạc và 2 năm sau (1594), niên hiệu Quang Hưng thứ 17, ông lại được gia phong chức đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tham tri, tước Văn lý bá, vì đã có công đem quân giúp nước, tòng quân có công, chầu ở vương phủ, một lòng giữ tiết của kẻ bề tôi.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Võ Hồng Hải, lãnh đạo Sở VH-TT&DL và huyện Can Lộc trao bằng công nhận di tích cấp Quốc gia cho lãnh đạo địa phương và đại diện dòng họ 

Trong thời gian chúa Trịnh lên nắm quyền bính, Trần Tịnh có công lao to lớn xông pha nơi trận mạc phò vua. Sau này đến đời vua Lê Kính Tông (1601), niên hiệu Hoằng Định thứ 2, xét công lao của ông trong buổi đầu khó khăn phò vua cứu chúa, ông lại được vinh phong làm chức Hiệp mưu tá lý công thần. Và 3 năm sau, niên hiệu Hoằng Định năm thứ 5 (1604) ông được vua phong chức Tổng thái giám, chưởng cung nội thừa chế sự, tước Văn Lý Hầu. Về hành trang và sự nghiệp của ông đã được ghi rõ trong tấm bia ký, một di vật quý hiếm còn lưu giữ tại nhà thờ của ông.

Sắc phong được lưu giữ tại Đền thờ Trần Tịnh

Văn Lý Hầu Trần Tịnh là một nhân vật lịch sử quan trọng trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XVII. Năm 1610, ông được Chúa Trịnh cử giữ chức vụ An Nam quốc Nghệ An sở Tổng Thái giám Thượng giám sự Văn Lý Hầu. Đây là chức quan được triều đình cử vào xứ Nghệ An, nơi có cửa biển Hội Thống theo dõi các thuyền buôn với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác vào làm ăn buôn bán với triều đình trong những năm 1607 - 1612.

Tấm bia cổ còn lưu trữ trong khuôn viên Đền thờ

Trải qua bao sự thăng trầm của chế độ phong kiến, Trần Tịnh làm quan trải qua 3 triều vua. Từ vua Lê Anh Tông (1556 - 1573), vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), đã đóng góp cho đất nước trong bối cảnh xã hội phong kiến rối ren thời Lê - Trịnh thế kỷ 16, 17. Ông là một ông quan thanh liêm chính trực, đức độ, nhân nghĩa, giàu lòng nhân ái vị tha, thông minh và giàu dũng khí được Nhân dân yêu mến, kính trọng, quân sỹ cảm phục, bạn bè nể trọng, vua tôi tin tưởng, yêu mến.

Sau khi mất, để tưởng nhớ đến công lao và sự nghiệp giúp dân, cứu nước của ông, triều đình phong kiến nhà Lê - Trịnh đã gia phong ông chức Liêm quận công, tước Văn Lý Hầu.

Đông đảo con cháu dòng họ và Nhân dân địa phương rước bằng về Đền thờ

Với công lao to lớn đó, các triều đại phong kiến kế tiếp sau từ thời Lê đến thời Nguyễn đã phong ông vào hàng ngũ những công thần tiết nghĩa, ghi danh công trạng và địa vị của ông đối với quê hương, đất nước.

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL và huyện Can Lộc dâng hương tại Đền thờ Trần Tịnh

Hiện nay, tại di tích Đền thờ Quận công Trần Tịnh còn lưu giữ được tấm văn bia thời Lê cổ quý hiếm, có niên đại năm Hoằng Định thứ 17, triều vua Lê Kính Tông (1616). Đây là tấm bia cổ nhất còn lại ở Hà Tĩnh. Ngoài văn bia cổ, tại đây còn lưu giữ 3 đạo sắc phong cổ thời Lê và thời Nguyễn ghi danh công trạng của ông đối với quê hương, đất nước.

Đền thờ ông toạ lạc trên một khuôn viên cao, rộng, thoáng với diện tích 2.880m2, xung quanh được bao bọc bởi làng mạc dân cư đông đúc, trù phú. Di tích có hệ thống tam quan, tắc môn, tường bao, nhà hạ điện, thượng điện, nhà bia và phần mộ của ông.

Theo Đạt Võ/canloc.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay53,078
  • Tháng hiện tại849,776
  • Tổng lượt truy cập90,913,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây