Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 01 NQ/TU, Chỉ thị số 40 - CT/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 12/NQ-HU của Huyện ủy Can Lộc, công tác chuyển đổi ruộng đất đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đã giảm từ 179.955 thửa trước chuyển đổi xuống còn 62.016 thửa, số hộ sản xuất 2-3 thửa đạt trên 71%, tuy vậy nhìn chung sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng chưa cao, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Để sản xuất tiếp tục được phát triển, UBND huyện xây dựng đề án “Tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp”.
Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng BVCTVN huyện - Phan Xuân Phượng Báo cáo Đề án
Trưởng phòng NNPTNT huyện Phan Cao Kỳ phát biểu thảo luận
Với mục tiêu: khắc phục tình trạng manh mún, bỏ hoang đất sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung, thửa ruộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích. Đề án đưa ra lộ trình cụ thể, vụ Xuân 2021, thực hiện thí điểm trên địa bàn xã Tùng Lộc, Thị Trấn Nghèn, Khánh Vĩnh Yên, Thanh Lộc, Kim Song Trường với quy mô 40 ha, dự kiến kết thúc đề án vào năm 2023.
Trưởng Phòng TNMT huyện Trần Đình Việt tham gia góp ý vào Đề án
PCT UBND huyện Bùi Huy Cường phát biểu ý kiến
Phương án triển khai như cụ thể: thứ nhất, xây dựng vùng sản xuất tập trung thông qua việc nông dân góp đất cùng sản xuất trên cánh đồng có quy mô lớn, với đề án này những người có đất sản xuất liền kề, cùng tháo bờ nhỏ để tạo ô thửa lớn có giới hạn chung bờ để tập trung sản xuất, mỗi bờ vùng tối thiểu có diện tích trên 1,5 ha. Thứ 2, xây dựng khu sản xuất tập trung để các tổ chức, cá nhân thuê lại quyền sử dụng đất của nông dân. Thứ ba, Chuyển đổi ruộng đất, gắn với tập trung ruộng đất sản xuất tập trung, phương án này có điều kiện để chuyển đổi lại ruộng đất, các cấp chính quyền tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích lần 3, phấn đấu mỗi hộ gia đình sản xuất không quá 2 mảnh / hộ dân.
Tại hội nghị các ý kiến đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các phương án để giúp Uỷ ban nhân huyện bổ sung vào đề án để trình lên Ban thường vụ trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong kết luận Hội nghị
Kết luận hội nghị đồng chí Đặng Trần Phong - Chủ tịch UBND đánh giá cao sự chuẩn bị Đề án, đồng thời yêu cầu Ban soạn thảo Đề án tiếp thu các ý kiến thảo luận, hoàn thiện Đề án theo hướng ngắn gọn. Trong 3 phương án cần khuyến khích các xã phá bờ vùng bờ thửa, cải tạo lại cánh đồng. Về chính sách, huyện sẽ hỗ trợ ưu tiên tối đa thực hiện đề án, các địa phương làm điểm nên chỉ đạo cả 3 phương án, nên chọn những người có kinh nghiệm đã làm một số mô hình thành công để làm điểm tại các địa phương, về phương án cho doanh nghiệp thuê cũng cần có lựa chọn. Phải xác địn rõ lộ trình, mục tiêu đề án và đặc biệt phải có hiệu quả, ngành nông nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban về đề án.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã