Lúa hè thu tại xã Phúc Trạch.
Là huyện có tiềm năng về đất đai, với tổng diện tích đất nông nghiệp là 114.423 ha, chiếm 90,6% diện tích đất tự nhiên để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, phát triển trang trại tổng hợp trồng rừng kết hợp với các vùng chăn nuôi tập trung lợn, bò, hươu, gia cầm. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; năng suất, sản lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực còn thấp; sản xuất chưa gắn kết với thị trường nên khâu tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn; sản xuất chưa gắn với bảo quản, chế biến nên giá trị gia tăng chưa cao; đời sống của người nông dân còn khó khăn.
Mô hình trồng Bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch.
Trước yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đổi mới tư duy, đổi mới sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất an toàn, bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 16/3/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đổi mới tư duy, đổi mới sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất an toàn, bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân. Huyện Hương Khê đã mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; tăng cường liên kết hóa, doanh nghiệp hóa, xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả đề án và đạt nhiều kết quả quan trọng: tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 9,8%, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2020 ước đạt 2.847,5 tỷ đồng; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đạt 107 triệu đồng/ha.
Bưởi Phúc Trạch
Đến nay, toàn huyện có 28.234 hộ phát triển sản xuất theo hình thức kinh tế vườn, kinh tế trang trại với tổng giá trị thu nhập đạt trên 2.293,4 tỷ đồng; 2.719 ha bưởi Phúc Trạch, cho thu nhập gần 739,5tỷ đồng/năm; 2.057 ha cam các loại, cho thu nhập hơn 354,7 tỷ đồng/năm; 49 mô hình sản xuất áp dụng chương trình VietGAP; chè công nghiệp có diện tích 185 ha, sản lượng 1.732 tấn, giá trị sản xuất đạt 13,8 tỷ đồng/năm. Cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ được chuyển đổi phù hợp và đạt hiệu quả (đến năm 2020 Lúa vụ Xuân chỉ còn trà Xuân muộn, vụ Đông thành vụ sản xuất chính); tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất (xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây ăn quả; áp dụng thụ phấn bổ sung, bao quả cho bưởi Phúc Trạch đạt năng suất, chất lượng...) mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao trong sản xuất cho người dân. Bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây được mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và tiêu thụ mạnh tại siêu thị Vinmart Hà Nội, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích.
Mô hình nuôi Hươu tại xã Hương Long.
Chăn nuôi đã chuyển dần từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển gia trại, trang trại quy mô lớn và vừa, liên kết với doanh nghiệp theo hướng bền vững với những bước đột phá đáng ghi nhận: So với trước khi thực hiện tái cơ cấu 2015, tổng đàn lợn 68.500 con (tăng 11.500); tỷ lệ lợn nái ngoại 95% tổng đàn nái (tăng 22.6%); sản lượng thịt xuất chuồng đạt 8.980 tấn (tăng 1.000 tấn); xây dựng thành công 2 trại lợn nái ngoại sinh sản tại xã Hương Xuân, Hà Linh, quy mô 600 con/cơ sở; cung ứng trên 30.000 con lợn giống/năm; tổng đàn bò 26.500 con; tỷ lệ bò lai Zêbu, bò thịt chất lượng cao 23.5% (đạt 11,3%); sản lượng thịt xuất chuồng đạt 1.442 tấn; tổng đàn gia cầm 1150 ngàn con; sản lượng thịt xuất chuồng đạt 2.854 tấn; sản lượng thịt hơi các loại trên 14.119 tấn; giá trị sản xuất 136. Toàn huyện có 72 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có 05 hợp tác xã trồng trọt, 22 hợp tác xã chăn nuôi, 01 hợp tác xã Thủy sản. Bên cạnh đó, một số mô hình chăn nuôi có chất lượng tốt đã được triển khai, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân và đa dạng hóa vật nuôi trên địa bàn, như: Lợn cỏ, lợn rừng, gà cỏ, vịt trời, ba ba; nuôi ong lấy mật….
Mô hình trồng dưa lưới của ông Hùng xã Hương Trà....
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: thực hiện tái cơ cấu chưa mạnh; tốc độ tăng giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha đất trồng trọt, cơ cấu kinh tế, tỷ trọng chăn nuôi, số lượng hợp tác xã, số lượng tổ hợp tác chưa đạt theo kế hoạch; tỷ lệ liên kết, ứng dụng khoa học - công nghệ về chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp còn ít; công tác phòng chống dịch trên cây trồng, vật nuôi còn nhiều bất cập…
Mô hình trồng Bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Long.
Để huyện tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại cần thực hiện tốt các giải pháp sau: tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo hướng nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến, ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất các sản phẩm chủ lực, như: Bưởi Phúc Trạch, cam các loại, rau, củ, quả, ngô, lạc, chè, dó trầm, bò, lợn, hươu, gia cầm; tăng cường quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; chuyển đổi mục đích bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng; quản lý có hiệu quả Dự án bảo tồn, nhân giống và phát triển bưởi Phúc Trạch giai đoạn 1, giai đoạn 2; tập trung chỉ đạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; quan tâm thực hiện liên kết, xây dựng, quản lý nhãn hiệu,các khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường; thu hút đầu tư, sớm triển khai dự án chăn nuôi bò tại các xã Hương Vĩnh, Hương Xuân; khuyến khích phát triển đàn trâu, bò, hươu, lợn và gia cầm; tận dụng tối đa mặt nước ao, hồ và công trình thủy lợi để nuôi cá nước ngọt,…
Mô hình trồng Bưởi Phúc Trạch tại thôn Phú Lễ xã Hương Trạch...
Với những kết quả đạt được đã khẳng định, tái cơ cấu nông nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và ngược lại xây dựng Nông thôn mới là động lực cho thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là góp phần quan trọng để huyện Hương Khê đạt chuẩn huyện nông thôn mới trước năm 2025
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã