Bên lề Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hương Khê nhiệm kỳ 2020 - 2025, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng các đại biểu đã tới tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Xác định mũi đột phá là phát triển kinh tế vườn đồi, Hương Khê đã quy hoạch và ứng dụng các kỹ thuật mới, quy mô lớn tập trung sản xuất cây, con đặc sản thành những vùng hàng hóa chủ lực. Đến nay, giữa núi đồi trùng điệp đã “mọc lên” hàng nghìn mô hình kinh tế thu nhập cao.
Năm 2003, ông Cao Viết Long (thôn Trung Lĩnh, xã Hương Trạch) mạnh dạn nhận 27 ha đất sản xuất. Phần lớn diện tích được gia đình trồng keo để tái tạo rừng. Riêng 10 ha đất ở đồi trọc, gần nguồn nước được quy hoạch để trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà.
“Hiện tại, gia đình có hơn 3.000 gốc cam, bưởi, quýt các loại đang được sản xuất theo hướng hữu cơ. Đối với chăn nuôi cũng vậy, gà, lợn rừng được thả vườn, thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Bởi vậy, sản phẩm của trang trại được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng. Tính trung bình, doanh thu của trang trại mỗi năm đạt hơn 1 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận hơn 700 triệu đồng” - ông Long cho biết.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y tham quan mô hình trồng cam Khe Mây tại xã Hương Đô.
Hiện toàn huyện Hương Khê có 28.234 hộ phát triển sản xuất theo hình thức kinh tế vườn, kinh tế trang trại với tổng giá trị thu nhập đạt trên 2.293,4 tỷ đồng. Trong đó có 3.169 mô hình mỗi năm cho giá trị thu hoạch từ 100 triệu đồng trở lên.
Theo Chủ tịch UBND huyện Ngô Xuân Ninh, Hương Khê đã hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào sản xuất, tăng giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa chủ lực như: bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, chè công nghiệp, cây dó trầm, bò, lợn, hươu, cũng như các loại gia cầm, cây ngắn ngày...
Cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh kiểm tra cơ sở sản xuất trầm hương của anh Nguyễn Chí Thành ở xã Phúc Trạch.
Riêng về cây đặc sản, Hương Khê có 2.719 ha bưởi Phúc Trạch, 2.057 ha cam các loại, 185 ha chè công nghiệp. Toàn huyện hiện có 371 ha cây ăn quả được lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến; trên 1.700 ha bưởi Phúc Trạch được áp dụng kỹ thuật bao quả trong thời kỳ sinh trưởng.
Chỉ tính riêng những sản phẩm tiêu biểu là cam và bưởi, tổng giá trị thu hoạch đạt 1.094,2 tỷ đồng năm 2020, chiếm 38,4% giá trị sản xuất nông nghiệp. Những số liệu “biết nói” này cho thấy những đóng góp to lớn của kinh tế vườn đồi trong nông nghiệp cũng như nền kinh tế huyện nhà.
Khu dân cư kiểu mẫu thôn Nam Trà, xã Hương Trà.
Ông Lê Ngọc Huấn - Bí thư Huyện ủy cho biết: Để đạt được mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2024, huyện tập trung khai thác tối đa tiềm năng kinh tế vườn, đồi. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có lợi thế đạt chuẩn OCOP, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất đồng bộ.
Đồng thời, xây dựng, quản lý nhãn hiệu và thương hiệu các sản phẩm đặc sản, có thế mạnh; liên kết với các chuỗi siêu thị, cửa hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã