Học tập đạo đức HCM

Kỳ Sơn: Phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng nguyên liệu.

Thứ năm - 14/07/2016 10:19
Những năm qua, phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng nguyên liệu được xã Kỳ Sơn- huyện Kỳ Anh đặc biệt chú trọng, coi đây là mũi nhọn và là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng đã góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân miền núi xã Kỳ Sơn

Ngược lên vùng thượng của huyện Kỳ Anh, những con đường nối dài dẫn chúng tôi đến với trang trại của anh Hồ Thế Trung - thôn Sơn Trung 1 - xã Kỳ Sơn với trên 8 ha rừng tràm nguyên liệu kết hợp chăn nuôi gần 1.000 con gà, mô hình kinh tế đã cho gia đình anh thu nhập khá ổn định từ 140 - 200 triệu đồng/năm. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kỳ Sơn, nhận thấy tiềm năng và thế mạnh nơi đây cộng với sức trẻ, anh Trung đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư chuồng trại chăn nuôi kết hợp trồng rừng nguyên liệu. Anh Trung cho biết: “ Chăn nuôi kết hợp trồng rừng cho  hiệu quả khá. Tận dụng quỹ đất rừng, tôi kết hợp chăn nuôi gà thả rừng, vừa tiết kiệm chi phí trong thức ăn, sản phẩm lại dễ tiêu thụ, vì gà thả vườn rất ngon, thị trường tiêu thụ lớn, tôi rất yên tâm về đầu ra cho sản phẩm gà thương phẩm của mình…”.

      Còn gia đình anh Hồ Tú Nam - thôn Mỹ Thuận -  Kỳ Sơn ban đầu gia đình anh chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Từ năm 2014,  nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn và tham quan các mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm có hiệu quả trong và ngoài địa bàn nên gia đình anh quyết tâm đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô giao động từ 30 con lợn thương phẩm/ lứa, ngoài ra còn kết hợp nuôi 3 con lợn nái sinh sản để chủ động nguồn giống. Theo anh Nam:   Bình quân khoảng 3-3,5 tháng là xuất chuồng 1 lứa,  cho thu nhập từ 100 – 130 triệu đồng/năm. Nhờ chăn nuôi thêm lợn nái chủ động nguồn giống nên lợi nhuận cao hơn hẳn và không lo giá cả lợn thịt trên thị trường lên xuống”. Ngoài nguồn thu từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm, gia đình anh còn kết hợp trồng 8 ha rừng tràm nguyên liệu, 0,5 ha rau màu như ngô, lạc, dưa, bí… cho thu nhập khá ổn định.

       Nhờ được sự hỗ trợ của các dự án và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, gia đình bà Nguyễn Thị Tỷ, thôn Sơn Trung 2 - Kỳ Sơn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống đưa vào nuôi cách đây vài năm. Nhờ được hổ trợ vốn, tập huấn hướng dẫn khoa học kỷ thuật trong chăn nuôi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, cách cắt nhung hươu và đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi hươu ở huyện Hương Sơn. Đàn hươu của gia đình bà đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu nhập gần 200 triệu mỗi năm. Ngoài ra, gia đình bà còn chăn nuôi kết hợp 30 con bò và 30ha rừng tràm nguyên liệu cho thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm. Tâm huyết với nghề chăn hươu mấy năm nay, bà Tỷ chia sẻ: “ Nuôi hươu nếu đúng kỹ thuật thì rất dễ, nó là loài động vật ít dịch bệnh, thức ăn lại dễ kiếm, chủ yếu là lá cây rừng và cho anh một lượng tinh bột rất ít mỗi ngày theo nhu cầu, giá thành nhung hươu thì lại cao, 1,5 triệu đồng/lạng…

     Phát huy thế mạnh của đồi núi, hiện, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Kỳ Sơn- huyện Kỳ Anh đang tập trung chỉ đạo, khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt trên diện tích đồi rừng sẵn có, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nhân dân. Ônh Hồ Tú Nam – Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Sơn cho biết: “ Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng nguyên liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân nơi đây. Mô hình đã phát huy tối đa phần diện tích đồi rừng sẵn có để chăn nuôi, nhất là gà thả rừng thì thương lái lại rất ưu chuộng, rất dễ bán. Năm 2015, Kỳ Sơn đã thu hoạch hơn 3.500 tấn gỗ nguyên liệu đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân…

     Với các chính sách thiết thực từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tin tưởng người dân Kỳ Sơn-  huyện Kỳ Anh sẽ tận dụng hết lợi thế vùng đất đồi, hoang hóa kết hợp chăn nuôi là hướng đi hiệu quả, phát huy tối đa thế mạnh, nâng cao thu nhập cho bà con nơi đây./.

Theo Hoàng Hạnh- Anh Đức/Kỳ Anh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm455
  • Hôm nay57,781
  • Tháng hiện tại762,894
  • Tổng lượt truy cập90,826,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây