Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm chổi đã xuất hiện ở Hà Ân gần 100 năm, rồi dần dần gắn bó máu thịt với bà con nơi này. Làm chổi không chỉ là một công việc mà nó còn là một nét đẹp văn hóa riêng của mỗi người dân thôn Hà Ân.
Nguyên liệu để làm chổi là từ đót khô được bà con nhập về từ các tỉnh miền núi Bắc Bộ như: Điện Biên, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn... , thậm chí là dân làng Hà Ân đã sang tận nước bạn Lào thu mua.
Những đôi tay thoăn thoắt làm mây rồi cố định sợi dây mây hoặc sợi cước vào chổi cho chắc chắn để không bị tuột đót khi quét.
Ngoài việc chăm lo đồng áng, thời gian còn lại bà con luôn tay, tất bật cho nghề. Những năm qua, chổi đót ở Hà Ân đã phần nào có tiếng trên thị trường bởi giá phải chăng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đường khâu tỉ mỉ... Đằng sau chiếc chổi đót tưởng chừng giản đơn giản ấy là câu chuyện về một vùng quê đang dần vươn lên thoát nghèo nhờ nghề ông cha để lại.
90% hộ dân thôn Hà Ân đều theo nghề làm chổi đót. Trung bình mỗi ngày, một người thợ có thể làm hết 8kg đót khô, cho ra khoảng 10 thành phẩm. Những người có tay nghề thành thạo thì một ngày có thể làm được từ 10 - 13 chiếc, với giá bán tùy từng loại chổi, giao động từ 20-35 nghìn đồng/chiếc.
Làm chổi đót còn là thú vui lúc nông nhàn của người dân làng Hà Ân, đàn ông hay con trẻ ở làng đều làm thành thạo nghề này.
Bà Ngô Thị Thanh chia sẻ : “Tôi cũng không biết nghề làm chổi ở quê xuất phát từ đâu, sinh ra là thấy ông, rồi cha mẹ làm, thế là mình làm theo. Sau đó con cũng làm thành thạo, tận dụng những lúc rãnh rỗi. Nhờ có cây đót mà vợ chồng tôi mới nuôi các con ăn học trưởng thành”.
Tuy công việc còn nhiều khó khăn nhưng bà con ai cũng mong có thêm sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa từ địa phương để giữ gìn và phát triển nghề, tạo thu nhập cũng như giữ gìn nét riêng, hồn cốt của làng chổi đót Hà Ân.
Tác giả bài viết: Theo Thái Oanh/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã