Ngọc Sơn là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi. Trong những năm gần đây, người dân đã khai thác lợi thế về thời tiết, thổ nhưỡng để phát triển cây ăn quả, trong đó cây cam chanh được chọn làm sản phẩm chủ lực. Hàng trăm ha cam đã trở thành nguồn thu nhập chính, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, hầu hết các hộ đều trồng mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.
Tháng 04 năm 2017, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Ngọc Sơn xây dựng mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP”, tổng diện tích 10 ha, thành lập Tổ hợp tác sản xuất cam chanh VietGAP với 07 hộ ở các thôn Trung Tâm, Khe Giao 1, Khe Giao 2 tham gia.
Quá trình triển khai, các hộ được chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh chanh, sản xuất ra sản phẩm an toàn, trang bị bảo hộ lao động, tập huấn về bảo vệ môi trường và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất được nâng lên. Quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với cây cam được các hộ dân thực hiện đúng yêu cầu về kỹ thuật nên năm nay tất cả các hộ đều đạt năng suất, sản lượng cao, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Tổ hợp tác đạt năng suất trung bình 19 tấn/ha, hộ cao nhất 30 tấn/ha. Ngày 01/11/2017, tổ chức NHO-QSCert đã cấp giấy chứng nhận 180 tấn cam chanh tham gia mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2017.
Vườn cam của gia đình anh Nguyễn Hữu Thái, thôn Khe Giao 1
Chất lượng, thương hiệu cam chanh theo tiêu chuẩn VietGAP của xã Ngọc Sơn đã và đang được khẳng định trên thị trường. Hiện nay, Tổ hợp tác sản xuất cam chanh VietGap xã Ngọc Sơn đang cung cấp sản phẩm cho thị trường trong, ngoài huyện và đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho hệ thống siêu thị VinMart ở Hà Nội, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Sự thành công của mô hình thâm canh vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ nâng cao chất lượng, giá trị đối với sản phẩm cam chanh của địa phương, tăng hiệu quả sản xuất mà còn làm thay đổi tư duy, nhận thức cho người trồng cam về sản xuất hàng hóa, là kinh nghiệm để các hộ dân, các địa phương tham khảo.
Theo Bùi Thị Thúy Hằng - Đài TTTH Thạch Hà/hatinh.dcs.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã