Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Thứ sáu - 12/07/2013 03:15
Là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển hơn 1.000 năm, trên khắp các làng mạc, xóm thôn của huyện Thạch Hà, đâu đâu cũng ẩn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cán bộ văn hóa, nhiều di sản văn hóa đã được đầu tư khôi phục, tôn tạo, tu bổ... phát huy được giá trị văn hóa trong đời sống hiện đại...

Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Thạch Hà có 144 di tích và nhiều di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, dân ca ví giặm, hò Thạch Khê… Giữa cái nôi văn hóa chung Hà Tĩnh, những di sản văn hóa tinh thần và công trình văn hóa cổ trên quê hương Thạch Hà đã khẳng định được nét riêng của vùng đất này.

Thạch Hà phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Nhân dân vùng biển ngang Thạch Hà rước kiệu tại lễ hội đền Chiêu Trưng. Ảnh: Bá Tân

Ông Trần Hậu Sơn – Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện cho biết: “Trước đây, toàn huyện có 13 di tích được tôn tạo, trong 5 năm qua, Thạch Hà đã đầu tư trùng tu, tôn tạo thêm được 46 di tích đền, chùa, miếu. Hiện nay, toàn huyện có 53 di tích đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử các cấp, năm 2013 này, chúng tôi đang trình hồ sơ lên hội đồng khoa học tỉnh tiếp tục xếp hạng cho 11 di tích”.

Là vùng đất có truyền thống lâu đời nên ở Thạch Hà có rất nhiều di tích gắn với danh nhân và dòng họ. Chính vì thế, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, công tác trùng tu, tôn tạo của Thạch Hà trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm lớn của các tập thể, các nhà hảo tâm, nhất là con cháu các dòng họ danh giá.

Năm 2012, huyện đã được đầu tư 31,7 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo khu lăng mộ và đền thờ tướng công Lê Khôi. Đồng thời tiếp nhận 17 tỷ đồng từ nguồn đóng góp xã hội hóa. Trong đó, con cháu nhiều dòng họ đã đóng góp xây dựng các di tích gắn với danh nhân, dòng họ của mình như các nhà thờ: Nguyễn Hữu - Thạch Lạc (con cháu đóng góp được 2,7 tỷ đồng), Đại học sỹ Trương Quốc Dụng (Thạch Khê), Nguyễn Hiền (Thạch Kênh), Phạm Chất (Thạch Đỉnh), đền thờ Hồ Phi Chấn (Thạch Văn), nhà thờ họ Trần Danh (thị trấn), Nguyễn Sỹ (Thạch Liên) v.v…

Thời gian qua, Thạch Hà cũng đặc biệt quan tâm việc phục hồi, bảo tồn các di sản văn hóa, duy trì các giá trị truyền thống lịch sử cha ông để lại. Cùng vời việc huy động nhân dân đóng góp tôn tạo một số di tích như đền Miệu Trửa (Thạch Đỉnh), chùa Giai (Thạch Tân), đền Nen (Thạch Tiến)… Phòng Văn hóa huyện còn nỗ lực phối hợp với Sở VH–TT&DL sưu tầm, khôi phục các lễ hội gắn với di tích như: lễ hội đền Nen, lễ tế bà chúa Thượng Ngàn (Truông Bát), lễ hội Lê Khôi (Thạch Hải),… được tổ chức với đầy đủ nghi thức đã thu hút hàng nghìn lượt người trong và ngoài tỉnh về dự. Thông qua đó, những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ và phát huy giá trị trong đời sống hiện đại.

Thạch Hà còn là quê hương của những câu hò, điệu ví đằm thắm mà sâu nặng nghĩa tình quê hương. Nổi bật nhất là điệu hò Thạch Khê. Trong những năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, điệu hò đặc trưng này đã được nhân dân Thạch Khê phát huy giá trị. Nhiều bài vè, trong đó nổi tiếng nhất là bài “Thần sấm ngã” đã động viên tinh thần lạc quan vừa sản xuất, vừa chiến đấu của nhân dân ta.

Ngoài ra, ở Thạch Hà, làn điệu dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh cũng được nhân dân lưu giữ. Hiện 100% xã, thị trấn có CLB dân ca ví giặm, trong đó nhiều CLB hoạt động thường xuyên, say mê như Thạch Thanh, Ngọc Sơn, Tượng Sơn, Việt Xuyên… CLB dân ca ví giặm Thạch Thanh đã đạt giải nhất tại Liên hoan dân ca ví giặm toàn tỉnh và giải nhì tại Liên hoan dân ca ví giặm khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh… Các CLB này đã sưu tầm được nhiều làn điệu dân ca cổ và đầu tư viết lời mới phục vụ các sinh hoạt chính trị ở địa phương.

ANH HOÀI – THÚY NGỌC
theo baohatinh

 Tags: văn hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại882,584
  • Tổng lượt truy cập90,945,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây