Ấn tượng đầu tiên là khu vườn đã được bố trí khá chi tiết, khoa học. Với diện tích gần 3ha, được chia thành từng khu vực trồng cây ăn quả riêng biệt gồm cam, bưởi Phúc Trạch; khu vực chăn nuôi tách biệt chuồng trâu, bò, gà. Cùng với đó, hệ thống tưới tiêu được lắp đặt hợp lý; chuồng trại nuôi gà có hệ thống điện, nước, dụng cụ cấp thức ăn và được vệ sinh phòng dịch thường xuyên. Để được như ngày hôm nay gia đình anh cũng đã phải dày công đầu tư, chăm sóc rất lớn. Vùng đất nơi gia đình anh đang sống hiện nay khi mà vào năm 2006 là lúc anh bắt đầu khai hoang, phát triển kinh tế tại thời điểm đó địa bàn xa xôi điện thắp sáng chưa có, đường giao thông đi lại vất vả nhất là cách sông, cách đò, chưa có cầu mới Liên Hòa bắc qua sông ngàn sâu nên sản phẩm làm ra rất khó tiên thụ, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học.
Anh Dũng cho biết: “Khi mới vào lập nghiệp nơi này chủ yếu rừng hoang, đường chưa, điện chưa, kinh tế của gia đình cũng không có với muôn vàn điều kiện khó khăn, nên xác định vào đây làm ăn chỉ có thể nhờ vào chính bàn tay, sức khỏe của hai vợ chồng. Với một mớ ngổn ngang trước mắt nhưng tôi cũng xác định đến đây muốn phát triển kinh tế, muốn làm ăn là phải làm bằng kinh tế vườn để đi lên, do đó tôi tập trung vào phát triển trồng cây ăn quả”.
Với phương châm “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, vượt qua muôn vàn khó khăn vợ chồng anh đã biến vùng đất cây gai, bụi rậm trở nên màu mỡ bằng phẳng, xanh tốt. Khi có chương trình nông thôn mới anh đã tranh thủ tiếp cận các chính sách cây con giống, nguồn vốn ưu đãi, tiếp cận khoa học kỹ thuật để từ đó tiếp thêm cơ hội cho phát triển kinh tế. Bên cạnh sự cần cù, cách làm bài bản, khoa học của bản thân thì nhờ chương trình nông thôn mới mà đường vào nhà anh đã được bê tông hóa, điện thắp sáng đến tận gia đình đã tạo thuận lợi rất lớn cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Đến nay vườn anh đã trồng được 500 gốc cây ăn quả gồm bưởi Phúc trạch, cam chanh, cam bù và phần lớn đã bắt đầu cho thu hoạch. Chăn nuôi 9 con trâu, bò để vừa làm sức kéo vừa để cung cấp nguồn phân chuồng phục vụ cho trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó anh còn nuôi hàng trăm con gà và trồng hơn 10ha rừng.
Anh Dũng chia sẽ: “Tổng các khoản từ trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi mỗi năm gia đình thu được gần 300 triệu. Tuy nhiên để sản phẩm đạt chất lượng, giá trị sản phẩm được nâng cao và được nhiều người biết đến, sắp tới gia đình anh hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới đạt tiêu chuẩn hữu cơ”.
Với sự nỗ lực hết mình thì cuối năm 2018 vườn của gia đình anh đã được đầu tư và công nhận là vườn mẫu cấp tỉnh, với sản phẩm cây ăn quả đạt chuẩn VietGAP và nhiều năm liền gia đình được biểu dương là hộ sản xuất kinh doanh giỏi.
Ông Nguyễn Văn Thắng phó chủ tịch UBND xã trao đổi: “Vườn mẫu của gia đình anh Dũng là một trong những mô hình tiêu biểu trên địa bàn xã nói riêng và huyện Vũ Quang nói chung, được đánh giá là mô hình hiệu quả cao. Đây cũng là một cách làm mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Việc xây dựng vườn mẫu đã giúp cho gia đình anh Dũng khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn; sản xuất sản phẩm mang tính hàng hóa và định hướng thị trường nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm sản xuất, từ đó nâng cao đời sống. Mô hình anh là địa chỉ để người dân địa phương học hỏi chia sẽ kinh nghiệm”.
Theo Thái Thơm/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã