Theo báo cáo đánh giá về tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của Ủy ban nhân dân xã Hưng Nhượng, hiện Làng nghề Bánh phồng Sơn Đốc có 42 cơ sở sản xuất, với sản lượng bình quân khoảng 25 triệu cái/năm, doanh thu bình quân 25 tỷ đồng. Phần lớn, các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh phồng ở đây còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, phân tán; lao động phần lớn làm theo kinh nghiệm, truyền nghề, chưa qua trường lớp đào tạo; năng lực sản xuất chưa mạnh, khả năng tiếp cận thị trường kém, chưa chú trọng đến việc xây dựng, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng. Do đó, sản phẩm bánh phồng Sơn Đốc của làng nghề làm ra tuy có được danh tiếng nhưng chưa mang lại giá trị kinh tế cao. Chương trình OCOP đang được các ngành, các cấp triển khai đang là hướng đi phù hợp, đúng đắn để sản phẩm của làng nghề khắc phục được những hạn chế nêu trên.
Làng nghề Bánh phồng Sơn Đốc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Thanh Dung)
Theo bà Cao Thị Thanh Xuân - Chủ cơ sở sản xuất bánh phồng Dư Xuân, ấp 3, xã Hưng Nhượng, ngay khi được các cơ quan, đơn vị triển khai Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, thấy đây là cơ hội để bà tiếp cận với công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường bà đã mạnh dạng đăng ký tham gia Chương trình.
Nhờ tham gia vào Chương trình OCOP mà bước đầu các sản phẩm của cơ sở sản xuất Dư Xuân đã được hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, được đào tạo tập huấn về phát triển sản xuất, kế hoạch kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa,… Hiện nay, bà Xuân đang khẩn trương hoàn tất các hồ sơ, tiêu chuẩn thủ tục như nhãn hiệu hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm vào năm 2020.
Bánh phồng Sơn Đốc tập trung nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm để đạt chuẩn sản phẩm OCOP. (Ảnh: Thanh Dung)
Để sản phẩm bánh phồng Sơn Đốc của làng nghề tiếp tục phát triển, đạt tiêu chuẩn từ 03 sao trở lên theo Chương trình OCOP, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong thời gian tới, địa phương đang khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể, cải tiến bao bì, mẫu mã, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã hiện có, tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường; định hướng phát triển kinh doanh gắn với du lịch, xây dựng điểm dừng chân và phục dựng lại những hình ảnh, mô hình hoạt động sản xuất bánh phồng theo kiểu truyền thống để thu hút khách tham quan, góp phần phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và góp phần đưa quê hương của Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc xã Hưng Nhượng xây dựng thành công xã nông thôn mới.
Nguồn tin: nongthonmoi.bentre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã