Học tập đạo đức HCM

Phú Bình - Đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế xã hội

Thứ hai - 10/08/2020 03:37
Mục tiêu đặt ra là sau khi được đào tạo nghề thì người nông dân phải nắm vững những kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế sản xuất, hoặc chuyển đổi ngành nghề lao động, giúp tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là những lợi ích mà chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên triển khai trong những năm vừa qua. Từ công tác đào tạo nghề đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập.

Là hộ chăn nuôi gia trại tổng hợp trong nhiều năm qua, với quy mô đàn lên tới cả trăm con mỗi lứa, nhưng anh Trần Văn Dậu ở xóm Ngọc Thượng, xã Nga My chưa từng học qua lớp đào tạo nào về chăn nuôi. Tất cả các kiến thức, kinh nghiệm anh có được là nhờ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo của các công ty thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Do đó,  tháng 5 vừa qua, khi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Bình phối hợp với xã Nga My mở lớp học nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, anh đã đăng ký tham gia ngay, bởi anh cho rằng: Tham gia lớp học nghề này tôi sẽ được bổ sung thêm những kiến thức, kinh nghiệm từ các kỹ sư để áp dụng vào chăn nuôi của gia đình sao cho đạt hiệu quả cao.

Ảnh: Một buổi thực hành tại lớp học nghề do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên 
tổ chức tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình

Thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua, đã có trên 4.000 lao động của huyện Phú Bình được đào tạo nghề, số có việc làm phù hợp sau đào tạo đạt trên 88%. Đặc biệt có đến 90% số lao động tăng được thu nhập sau khi áp dụng các kỹ thuật được đào tạo. Chị Lưu Thị Tám ở xóm Đồng Quan, xã Bàn Đạt, là một trong số trên 4.000 lao động như trên. Trước kia, chị Tám làm nghề tự do nên thu nhập bấp bênh. Từ năm 2012, sau khi tham gia lớp học nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi do Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Hội Nông dân xã tổ chức, chị đã có việc làm ổn định, kinh tế gia đình được cải thiện. Sau khi tham gia khóa học, các kiến thức đã học được áp dụng vào chăn nuôi, làm thú y viên của xã. Ngoài thời gian làm các công việc thú y viên của xã Bàn Đạt, chị còn đi chữa bệnh cho gia súc, gia cầm của bà con trong và ngoài xã. Nhờ đó, đã giúp gia đình chị Tám thoát nghèo, chia sẻ về hiệu quả của nghề sau khi được đào tạo chị Tám nói: Sau khi áp dụng những kiến thức từ lớp học nghề vào chăn nuôi đã giúp việc chăn nuôi của gia đình tôi đạt hiệu quả hơn, từ đó gia đình tôi đã mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài ra, với nghề có trong tay, hàng tháng tôi còn kiếm thêm đôi ba triệu để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.

Ảnh: Chị Tám đang vệ sinh khu chăn nuôi lợn của gia đình

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, các đơn vị được giao đào tạo nghề đã có nhiều đổi mới về phương pháp giảng dạy, mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu xã hội và tình hình cụ thể ở địa phương. Chỉ đạo lồng ghép các chính sách hỗ trợ đào tạo từ các chương trình mục tiêu, đề án, dự án của Trung ương, địa phương và sự đóng góp các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân để triển khai thực hiện đào tạo nghề với mục tiêu giải quyết việc làm bền vững. Để công tác đào tạo trên địa bàn huyện Phú Bình đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới bà Kiều Thị Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng: Để làm tốt công tác đạo tạo nghề huyện sẽ tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền đến nhân dân về công tác đào nghề. Đặc biệt, huyện phấn đấu đến năm 2025 có trên 75% lao động qua đào tạo, trong đó có 32% lao động có chứng chỉ. Để thực hiện mục tiêu này huyện sẽ quyết tâm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp với các đơn vị để giúp cho huyện trong công tác phối hợp đào tạo nghề, định hướng nghề, phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu nghề ngay khi được đào tạo.

Cùng với các biện pháp trên, Phú Bình cũng sẽ rà soát, sắp xếp, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; lựa chọn mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với từng địa phương; tăng cường giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./. 

Bài và ảnh: Nguyễn Chi

Nguồn tin: ntm.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại647,728
  • Tổng lượt truy cập91,821,457
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây