Hội nghị được tổ chức ngày 13/11 tại tỉnh Thái Nguyên với sự tham gia các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan của trung ương và địa phương.
Giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền ở các địa phương, cùng sự đồng lòng tham gia, ủng hộ của các doanh nghiệp, hợp tác xã và đông đảo người dân.
Sự phù hợp về định hướng, tiếp cận của Chương trình OCOP trong việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm, phát huy được lợi thế, tiềm năng về điều kiện sản xuất, giá trị về sản phẩm được hình thành gắn với cộng đồng, người dân; thúc đẩy sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô nhỏ, phân tán của các sản phẩm quy mô cấp huyện, xã, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc…
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, khu vực miền Bắc đã có 22/25 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước, trong đó một số tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn…
Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã được các tỉnh khu vực phía Bắc ưu tiên, tập trung triển khai và mang lại những kết quả tích cực, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất của cả nước.
Trong đó, địa phương tiêu biểu đi đầu trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu là Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lào Cai…
Ý kiến của các đại biểu tại hội nghị trình bày những tồn tại, hạn chế như quá trình nhận thức và sự vào cuộc của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn chưa xác định rõ vai trò, vị trí của Chương trình, dẫn đến quá trình triển khai còn chưa được quan tâm và thiếu bài bản.
Bộ máy tổ chức triển khai Chương trình còn chưa đồng bộ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham mưu, triển khai còn thiếu và yếu. Sản phẩm OCOP đôi khi vẫn còn điểm yếu về việc áp dụng các quy định quản lý chất lượng …
Từ những ý kiến thảo luận, phân tích, đề xuất giải pháp, phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận những kết quả mà các tỉnh phía Bắc đã đạt được trong việc thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020.
Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới, khu vực này cần tiếp tục quan tâm thúc đẩy pahát triển sản phẩm OCOP, việc phát triển phải gắn với làng nghề và du lịch cộng đồng. Về điều kiện, các sản phẩm OCOP phải hội tụ đủ 4 điều kiện cơ bản gồm: vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực tại địa phương, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và phải được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương cần huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP.
Đồng thời, phải có sự giám sát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm đạt OCOP, tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng mượn mác OCOP làm ảnh hưởng đến địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Theo Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ocop-thuc-day-phat-trien-kinh-te-nong-thon-d277824.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã