Học tập đạo đức HCM
Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến nông nghiệp thông minh

Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến nông nghiệp thông minh

 08:28 17/06/2018

Sản xuất nông nghiệp thông minh 4.0 đang trở thành vấn đề được các nhà khoa học, người sản xuất, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Để tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới.
Lần đầu tiên Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều

Lần đầu tiên Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều

 10:29 10/06/2018

Ngày 10/6, tại quảng trường Thanh Bình, huyện Thanh Hà, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương năm 2018. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN Đây là lần đầu tiên, tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ, khai thác tối đa những giá trị kinh tế từ vải thiều - một loại quả đặc sản của tỉnh Hải Dương, đến các tỉnh, thành trong cả nước và thị trường quốc tế. Lễ hội cũng là dịp để kết nối người nông dân sản xuất, kinh doanh vải thiều nói riêng và nông sản nói chung của với các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp chế biến, thu mua, xuất khẩu, tiêu thụ vải, nông sản. Tham dự lễ hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành trong cả nước và hơn 300 doanh nghiệp, doanh nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vui mừng khi quả vải thiều của Việt Nam đã được nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương trồng vải cần quan tâm ứng dụng công nghệ tiên tiến, các thành tựu khoa học, kỹ thuật để chăm sóc, sơ chế, bảo quản quả vải thiều ngày càng có chất lượng cao hơn. Đồng thời lưu ý, các cơ quan quản lý nhà nước phải hỗ trợ người nông dân để quảng bá, tiếp thị hình ảnh, giá trị của quả vải thiều. Phó Thủ tướng yêu cầu, huyện Thanh Hà nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung bên cạnh việc sản xuất, xúc tiến thương mại cho quả vải thiều thì cần gắn với việc phát triển cả văn hóa, du lịch nhất là phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Để từ đó thời gian tới, du lịch Hải Dương sẽ góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đánh giá cao việc Hải Dương lần đầu tiên tổ chức lễ hội vải thiều, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, việc chăm lo, sản xuất nông nghiệp là sự nghiệp chung của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh việc tôn vinh quả vải thiều, lễ hội chính là dịp để tôn vinh người nông dân, tôn vinh nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Từ đây, sẽ hình thành cung cách mới trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng chuỗi phát triển từ vùng nguyên liệu, chế biến, tổ chức thị trường theo hướng lựa chọn những đối tượng có lợi thế chuyên biệt từ cấp xã đến cấp tỉnh, cấp quốc gia. Khi sản xuất thì phải ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất chuỗi thì không chỉ chú ý đến vùng nguyên liệu mà phải chú ý đến cả quy trình canh tác để tạo ra những sản phẩm sạch nhất, tốt nhất và phải tổ chức tốt thị trường tiêu thụ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển truy xuất nguồn gốc vải thiều Thanh Hà trên điện thoại. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái cho biết, theo các tài liệu cổ, vải thiều đã được trồng tại huyện Thanh Hà cách đây khoảng từ 200-300 năm. Vải thiều Hải Dương có những tính chất đặc thù như: vỏ quả màu đỏ tươi khi chín, vỏ gián đều, bề mặt phẳng, cùi màu trắng trong, dày, giòn. Khi bóc vỏ thì không bị chảy nước, để nước dính tay. Vải thiều Hải Dương có vị ngọt thanh, mát, không chua, không chát, có hương thơm nhẹ. Trọng lượng trung bình chỉ khoảng 20,8 gram/quả và đường kính trung bình là 3,37 cm. Từ vùng đất Thanh Hà, vải thiều được nhân giống ra trồng ở nhiều khu vực khác trong cả nước. Vải thiều ra hoa vào tháng 3 và chín vào tháng 6. Thời điểm vải chín rộ thường bắt đầu từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 dương lịch. Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời, được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2007 và được dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm các yêu cầu cho xuất khẩu. Năm 2018, tổng diện tích trồng vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt khoảng 10.500 ha tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh. Dự kiến, sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn (vải sớm khoảng 20.000 tấn, vải thiều khoảng 40.000 tấn), đặc biệt sản lượng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, EU... đạt khoảng 1.000 tấn. Để hỗ trợ cho người nông dân, trong những năm qua, Hải Dương đã tập trung xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương và hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ nông sản. Thông qua hoạt động này, việc tiêu thụ các sản phẩm vải thiều nói riêng và nông sản của tỉnh nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều hợp đồng thu mua đã được ký kết; sản phẩm vải thiều và nông sản của tỉnh đã được đưa vào hệ thống siêu thị lớn tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, vải thiều Thanh Hà đã vươn xa, xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Australia, Nhật Bản… Hàng năm, người dân huyện Thanh Hà thu nhập từ vải thiều khoảng 400 - 500 tỷ đồng. Qua đó, đã tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới với nét đặc trưng riêng của Thanh Hà. Du khách đến với Lễ hội vải thiều Thanh Hà sẽ được tham gia nhiều hoạt động như đi thăm quan cây vải Tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà; thăm các vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP; trải nghiệm quá trình hái vải tại các vườn vải ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh; đi thuyền tham quan các vườn vải ven sông Hương, huyện Thanh Hà.. Nhân lễ hội vải thiều, mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng mang đến những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của mình như: rươi, cáy ở Tứ Kỳ, Ổi Thanh Hà, gạo nếp cái hoa vàng, hành tỏi Kinh Môn … Tại lễ hội, 8 doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ nông sản lớn trong cả nước như: Công ty Cổ phần Xuất khẩu nông sản Đồng Giao, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh... đã ký hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết tiêu thụ nông sản với đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, cơ sở phân phối trong tỉnh. Trong khuôn khổ lễ hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng một số đại biểu đã cắt băng xuất hành 3 container vải tới khu chế biến của Công ty CP Giải pháp và Thương mại ABA tại huyện Mê Linh (Hà Nội) để xuất khẩu sang Mỹ. Mạnh Tú (TTXVN
hu mua vải thiều tại Thanh Hà, Hải Dương. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Kết nối tiêu thụ và sản xuất nông sản an toàn

 22:06 15/05/2018

Được mùa mất giá, sản xuất dư thừa nhưng thiếu sản phẩm đạt chất lượng cho xuất khẩu, sản xuất an toàn khó tiêu thụ trong khi người tiêu dùng lại loay hoay tìm nguồn thực phẩm an toàn… là tình trạng vẫn phổ biến trong sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản ở nước ta.
Ảnh: VGP/Thế Phong

Phát triển phân bón hữu cơ để có nền nông nghiệp bền vững

 06:14 08/05/2018

Nguồn phế thải từ sản xuất nông nghiệp là tiềm năng rất lớn cho việc sản xuất phân bón hữu cơ. Nếu giải quyết tốt, không chỉ tạo ra một lượng phân bón cho sản xuất nông nghiệp sạch, mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Quảng Bình: Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp

 21:52 20/04/2018

Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi đang được xem là hướng đi mới giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình vẫn đang phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống thì sự liên kết lại càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (bìa trái) tham quan mô hình trồng lúa thông minh tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười

Từng bước đưa công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp

 09:22 01/04/2018

Là địa phương thuần nông nghiệp, Đồng Tháp có giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm hơn 60% giá trị sản xuất toàn ngành. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, từng bước chuyển đổi từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu sang áp dụng các phương pháp canh tác thông minh của nền nông nghiệp công nghệ cao.
Xã nghèo khởi sắc nhờ tái cơ cấu, thu nhập ở nông thôn tăng 22,8%

Xã nghèo khởi sắc nhờ tái cơ cấu, thu nhập ở nông thôn tăng 22,8%

 07:39 06/03/2018

Việc mạnh mẽ tái cơ cấu, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, chuyển từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khiến thu nhập khu vực nông thôn TP.HCM tăng cao.
Cửa hàng thực phẩm sạch ITC FOOD, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) được nhiều khách hàng tin dùng.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản

 08:43 25/02/2018

Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, đã tổ chức cho 41.192 cơ sở ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, trên cơ sở đó, tiến hành kiểm tra việc thực hiện nội dung cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ của 2.933 cơ sở, phát hiện 140 cơ sở chưa đạt yêu cầu.
Ảnh: Mặc giá rét, nhiều nông dân Thạch Mỹ vẫn chủ động bám ruộng, theo dõi tình hình sinh trưởng của lúa Vụ Xuân sau khi đã hoàn thành gieo cấy.

Cần tăng cường công tác bổ cứu kịp thời đối với các diện tích lúa Xuân 2018 bị ảnh hưởng do rét đậm rét hại

 03:02 13/02/2018

Nhằm bù lại sản lượng và giá trị kinh tế bị sụt giảm năm 2017, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu sản xuất lương thực năm 2018, theo kế hoạch vụ xuân năm nay, toàn huyện Lộc Hà phấn đấu đạt tổng diện tích gieo trồng gần 5.028 ha, trong đó diện tích lúa chiếm 3.171,5 ha. Thực hiện đề án sản xuất đã đặt ra, huyện Lộc Hà chủ động cơ cấu trên 85% diện tích đất lúa được sử dụng để sản xuất các giống lúa trà Xuân muộn, ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao với các nhóm giống chủ lực gồm: các giống Lúa thuần như VTNA2, Nếp (N98, N87), KDĐB, HT1; giống Lúa lai: BTE-1, TH3-3, TH3-5; Nhóm giống đặc thù: Các giống nhóm X (Xi23, NX30) để sản xuất ở các thấp trũng, chua phèn, khó khăn về thủy lợi tại các xã Thạch Mỹ, Mai Phụ, Phù Lưu; KD18, XM12 bố trí ở các vùng bố trí trên các chất đất vàn cao, cát pha. Ngoài ra huyện cũng đã cho bố trí nhóm giống ngắn ngày dự phòng để sử dụng trong điều kiện thiên tai, rét đậm, rét hại xảy ra phải gieo cấy lại, gồm các giống TH3-3, TH3-5, PC6, P6 ĐB… Trong điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất, để giảm thiểu rủi ro, UBND huyện cũng đã có khuyến cáo các địa phương không cơ cấu 01 giống quá 30% diện tích gieo cấy.
'5 cùng' trồng lúa giống TBR225, BC15, thu nhập tăng 1,5 lần

'5 cùng' trồng lúa giống TBR225, BC15, thu nhập tăng 1,5 lần

 09:17 08/02/2018

Nhiều năm qua, việc liên kết sản xuất lúa giống với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) đã góp phần giúp nông dân Thái Bình hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích.
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay36,289
  • Tháng hiện tại162,074
  • Tổng lượt truy cập91,335,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây