Năm 2018, Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương thực hiện xây dựng mô hình chăn nuôi gà an toàn phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP) với sự tham gia của 2 cơ sở chăn nuôi gia cầm.
Qua kết quả khảo sát, Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho cơ sở chăn nuôi gà thịt của ông Vũ Quốc Đạt, tiểu khu Cầu Trắng, thị trấn Đu, quy mô chăn nuôi 10.000 con gà thịt/lứa, sản lượng dự kiến 50.000 kg/năm và cơ sở chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm của ông Đinh Văn Tuấn, xóm Đồng Tâm, xã Động Đạt, quy mô chăn nuôi 2.000 con gà đẻ/lứa, sản lượng dự kiến 420.000 quả trứng/năm.
Theo ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên, VietGAHP trong chăn nuôi trước tiên sẽ mang lại hiệu quả cho chính bản thân gia đình chủ trang trại, sau đó mới đến người tiêu dùng. Quản lý tốt con giống, môi trường chăn nuôi, thức ăn, thuốc thú y và dịch bệnh sẽ tăng tỷ lệ nuôi sống, vật nuôi tăng trọng nhanh; chi phí thức ăn, chi phí cho bảo vệ dịch bệnh sẽ giảm, từ đó lợi nhuận sẽ cao hơn.
Việc chứng nhận VietGAHP phải gắn với chuỗi an toàn thực phẩm; chăn nuôi an toàn phải gắn với giết mổ, gắn với tiêu thụ thì giá trị của của sản phẩm VietGAHP và không VietGAHP sẽ khác nhau một cách rõ ràng, từ đó sẽ thêm động lực cho các trang trại chủ động mở rộng áp dụng VietGAHP để ngày càng có nhiều sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã