Học tập đạo đức HCM

Chăm bón cây chè phía Bắc thế nào cho đúng?

Chủ nhật - 10/09/2017 22:55
Chè là cây cho sản phẩm búp chè, thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây trồng này cần nhiều chất dinh dưỡng.

Điều gì ảnh hưởng lớn tới năng suất chè?

Các nhà khoa học đã xác định, trung bình để đạt 2 tấn chè búp khô/ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)...
10-52-55_hi-che-bng-my
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ trung, vi lượng cho cây chè đạt năng suất, chất lượng cao
Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, canxi và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... cây chè cần rất nhiều.
Qua phân tích hóa lý tính đất trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy đại bộ phận là đất dốc, tầng đất canh tác mỏng 50 - 70cm. Mùa mưa đất đai bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô cây chè gặp hạn trầm trọng; hơn nữa, nông dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu bón các loại phân giúp cho chè xanh ngay nên thường chỉ bón phân đạm và kali.
Bón nhiều đạm làm búp chè tích nước, lá mỏng, nhanh thu hái nhưng cây chóng cỗi, sâu bệnh nhiều; nhất là nhện đỏ và bệnh phồng lá. Đó là những nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng chè búp.
Phân lân nung chảy Văn Điển được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatit, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450 độ C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15 - 19%, MgO 15 - 18% ,SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tăng.
Vì vậy, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.
Kết hợp với các chất đạm, kali và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố NPK 5:10:3 chuyên bón lót và đa yếu tố NPK chuyên bón thúc cho chè kinh doanh: Công thức 16.8.8 hoặc 16.8.4 với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 - 64%.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S…) còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có; giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe, búp lên đều, năng suất và chất lượng búp tăng, phát triển cân đối về bộ rễ, thân lá và mật độ búp; đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm đi rất nhiều. Ngoài ra còn giúp cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.  

Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển

1. Chè trồng mới: Trộn phân đa yếu tố NPK 5:10:3 dạng viên với phân hữu cơ ủ mục, bón lót sâu trước khi trồng.
2. Chè kinh doanh:
a) Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét:
- Kẻ rạch sâu 5 - 10cm giữa 2 hàng chè.
- Rải 20 - 25kg đa yếu tố NPK 5:10:3 và phân hữu cơ.
- Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa).
- Đốn chè và tủ gốc chè.
b) Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 16:8:8, 16:8:4
- Có thể bón sau mỗi lứa chè hoặc bón vào các tháng 2,3; 5,6; 8,9.
- Chọn ngày tạnh ráo, ghé lưỡi cuốc tạo rạch rồi rải phân, sau dó lấp đất, phủ rác.
- Lượng bón tùy thuộc năng suất chè búp đã thu.
- Có thể tham khảo bảng sau:
Năng suất búp chè tươi
(Tấn/năm)
Lần 1
(Tháng 2 - 3)
Lần 2
(Tháng 5 - 6)
Lần 3
(Tháng 8 - 9)
< 3 tấn 20 - 25kg 25 - 30kg 18 - 20kg
3 - 4 tấn  25 - 30kg 30 - 35kg 20 - 25kg
4 - 5 tấn 30 - 35kg 35 - 45kg 20 - 25kg
> 5 tấn 35 - 45kg 35 - 40kg 25 - 30kg
Ghi nhớ: Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây chè ăn dần trong suốt vụ.
Thực tế tại Thái Nguyên, tỉnh trồng chè lâu đời và là “đệ nhất danh trà” của cả nước cho thấy, năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10%, xảy ra trên cả các xóm có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi vàng…), búp bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều loại chè thương phẩm phẩm cấp B, hương vị không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa, do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22 - 27%, vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục.
Nguyên nhân cơ bản do kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp. Trong quá trình canh tác, các chất dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và rửa trôi. Việc dùng phân khoáng không hợp lý, nhất là sử dụng quá nhiều chất đạm và phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+, làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất.
Nhưng từ khi các vùng chè Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, Tân Cương (TP Thái Nguyên) chuyển sang sử dụng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển mọi vấn đề trên đã từng bước được khắc phục triệt để, qua đó giúp khôi phục năng suất, chất lượng cho thương hiệu chè Thái.
+ Các vùng chè Phú Thọ, Tuyên Quang đặc biệt tại các doanh nghiệp chè có vốn nước ngoài như Cty Chè Phú Đa, Cty Chè Phú Bền, Cty Chè Mỹ Lâm từ lâu đã chuyển sang sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng, giúp chè cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường. Búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, cây ít sâu bệnh, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao.
+ Phân lân nung chảy Văn Điển trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatit, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1.450 độ C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15 - 19%, MgO 15 -18%, SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo... giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tăng nên giúp cải tạo độ pH phù hợp nhất cho cây chè.
Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay80,104
  • Tháng hiện tại785,217
  • Tổng lượt truy cập90,848,610
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây