Học tập đạo đức HCM

Chua chát mùa cà chua

Chủ nhật - 19/10/2014 05:09
Vất vả chăm sóc hơn 5.500ha cây cà chua, nhưng đến kỳ thu hoạch, nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đành phải đổ bỏ thành phẩm hoặc vớt vát cho gia súc ăn thay vì bán cho thương lái.
 
 
Thương lái không đến mua các chủ vườn đổ bỏ từng đống.
 
Dạo một vòng quanh thủ phủ cà chua lớn nhất vùng Tây Nguyên ở huyện Đơn Dương, nhìn những vườn cà chua chín đỏ không ai mua, để mặc những trái cà tươi rói rơi rụng đỏ gốc cây, trên rãnh cà, chúng tôi không khỏi xót xa cho người nông dân. Hỏi những chủ vườn sao không hái cà chua đem bán, ai cũng than thở rằng, bỏ biết bao công sức, vốn liếng đầu tư, đến khi thu hoạch thì giá  rớt thê thảm, khiến bà con trồng loại cây này lỗ nặng, tiền bán cà không đủ công thuê người thu hái nên đành bỏ mặc vườn ra sao thì ra.
 
 
Giá cà chua thấp kỷ lục
 
“Thu không đủ chi”, đó là câu than thở chung của hầu hết nông dân đang trồng cà chua ở huyện Đơn Dương. Đến mùa thu hoạch, nhưng giá cà chua thu mua tại vườn chỉ dao động từ 500 - 1000 đồng/kg nên hầu hết người trồng đều đổ bỏ cà chua. Chị Mai Thị Hòa cho biết, đầu tư vườn cà chua đến khi thu hoạch tốn kém không biết bao tiền của công sức. Chi phí đầu tư cho một gốc cà chua hiện nay là 8.000 đồng, cộng với công cày xới, phân bón cũng mất hơn vài ngàn đồng nữa; trong khi đó, giá bán cà chua loại 1 chỉ còn 1.000 đồng/kg, còn xấu hơn thì 500 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn chỉ biết đổ bỏ đi chứ thuê công hái còn lỗ nặng hơn. Đấy là chưa kể tiền phân tro, thuốc trừ sâu, thuốc chống nấm... “Gia đình tôi trồng 5 sào cà chua, nhưng với giá như hiện nay, gia đình tôi “mất trắng” gần 100 triệu đồng. Từ đầu năm, thấy giá cà chua thấp, chúng tôi nuôi hy vọng giá sẽ tăng vọt sau một thời gian dài mất giá, nào ngờ đến nay giá “tụt dốc” như vậy”, chị Hoa buồn rầu nói.
 
 

Cà chua chín rụng đầy gốc chủ vườn cũng không quan tâm
 
Còn anh Nguyễn Văn Hầu, người gắn bó với nghề trồng cây cà chua gần 30 năm nay, ngồi cạnh đống cà chua vừa hái chờ thương lái đến mua, kể: “Năm nay trúng mùa nhưng giá rớt thê thảm. Tôi bấm bụng hái rồi tìm vựa chào bán với giá 600 đồng/kg cà chua nhưng nhiều thương lái vẫn lắc đầu từ chối. Tôi đành hạ xuống bán đổ bán tháo với giá 300 đồng/kg, biết là lỗ nặng nhưng đã “đâm lao đành theo lao” để gỡ gạc được chút nào hay chút đó”.
 
Đây là năm đầu tiên gia đình chị Trương Mỹ Anh trồng cà chua và chị đã phải chịu cảnh lỗ “chỏng gọng” vì rớt giá. Theo chị Anh, vườn cà chua của gia đình chị cách vựa thu mua khoảng 7km, giá cà chua mua tại vườn chỉ 500 đồng/kg nhưng do chi phí vận chuyển cao nên gia đình đành bỏ rụng đầy gốc. “Tháng trước, giá cũng tạm được, thương lái mua tại chỗ luôn. Sang tháng này, họ yêu cầu mình phải chịu luôn tiền vận chuyển, còn không thì họ chẳng lấy cà. Với giá như hiện nay, nếu thuê nhân công hái cà chua đem bán còn lỗ, huống chi là… Vậy nên, chúng tôi để nguyên, phun thuốc cho chết rồi làm đất trồng lại loại cây khác”, chị Anh nói giọng âu sầu. Cạnh đó là mấy thửa trồng cà chua cũng được các hộ dân đưa máy vào cày bỏ để trồng lại hoa màu khác.
 
Không chỉ có người trồng cà chua mà những vựa thu mua cà chua cũng “cùng chung số phận” lỗ nặng.
 

Cà chua rớt giá thê thảm đành đổ cho bò ăn.
 
 
Lượm cà chua về cho bò
 
Khoảng 1 tháng nay, cây cà chua tại huyện Đơn Dương mất giá thê thảm khiến các chủ thu mua và nhà vườn điêu đứng, mỗi sào nhà vườn đang lỗ khoảng 24 triệu đồng. Tình thế này buộc các nhà vườn chấp nhận đổ bỏ từng đống hoặc cho gia súc ăn bởi giá xuống thấp hoặc không bán được.
 
Nhìn ven bờ vườn cây cà chua ở đây, phóng viên không khó khăn gì khi bắt gặp những đống cà đổ đầy đường hoặc trong ruộng. Anh Lê Quang, một chủ vườn cà nói: “Do cà không bán được, thương lái không đến đây mua nên những đống cà để đây giờ chỉ biết cho bò ăn. Nếu đem đi bán cũng phải mất tiền vận chuyện thì sẽ lỗ nặng hơn”. Vừa nói, anh Quang chỉ cho chúng tôi thấy 2 con bò của gia đình đang gặm những quả cà chua chín mọng. Hai con bò nhà anh mỗi ngày ăn hết cả mấy trăm kilôgam cà chua. Hơn 3 tuần nay, anh dắt bò ra vườn ăn, đồng thời qua vườn bên cạnh lượm cà bỏ la liệt ngoài đường về cho bò ăn.
 
Còn em Nguyễn Thị Tuyến đang lượm cà chua, cho hay: “Thay vì như lâu nay, em chăn bò lên những vùng núi cao cho bò ăn cỏ thì nay em bỏ ra một tiếng đồng hồ ra đây lượm 4 bao cà chua, mỗi bao 50kg đem về cho bò ăn. Không riêng gì em, có người còn đem cả cộ bò ra kéo cà chua về cho gà, heo ăn nữa”.
 
Ông Trần Duy Việt, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, cho biết, chưa năm nào nhà vườn lâm cảnh bi đát như năm nay. Giá cà chua chỉ 500 đồng đến 1000 đồng/kg, chưa đủ tiền công thu hoạch; nên các hộ đành bỏ rục trên đồng hoặc cho bà con đưa về làm thức ăn cho bò. Giá này chỉ đủ nông dân trả tiền giống và mất trắng công thu hoạch, chi phí chăm sóc. Theo ông Việt, nhiều năm qua, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp mở một nhà máy chế biến cà chua nhưng chưa doanh nghiệp nào đầu tư. Nông dân ở Lâm Đồng không nắm bắt thông tin hoặc thiếu thông tin thị trường và chưa liên kết sản xuất nên thường xuyên gặp phải rủi ro và tình trạng “được mùa mất giá”./.
 
                                                                            Minh Tuấn/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay61,820
  • Tháng hiện tại766,933
  • Tổng lượt truy cập90,830,326
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây