Học tập đạo đức HCM

Nông dân vùng cao Yên Châu (Sơn La): Học cách làm giàu từ sản xuất sạch

Thứ sáu - 03/10/2014 03:36
Nhờ làm tốt công tác khuyến nông mà năng suất cây lúa nước của Yên Châu luôn đạt cao với mức bình quân gần 6 tấn/ha/vụ. Bên cạnh đó, toàn huyện có đàn gia súc, gia cầm lên tới gần 370.000 con.

Là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, Yên Châu có 2 tiểu vùng khí hậu rõ rệt: Vùng thấp thì nắng nóng đển nảy lửa, gió Lào hanh khô chi phối nhiều tháng trong năm; vùng cao thì giá lạnh, sương mù, đồi đất dốc cao độ. Vì thế huyện đã quan tâm đầu tư hệ thống kênh mương tưới tiêu ở vùng thấp ở các xã Chiềng Đông, Sập Vạt, Chiềng Hặc, Phiêng Khoài… để tạo nên những cánh đồng lúa có nước tưới chủ động.

Các diện tích lúa nước được đầu tư thâm canh với giống mới có năng suất cao, lực lượng khuyến nông, bảo vệ thực vật bám dân để hướng dẫn kỹ thuật, phòng bệnh kịp thời. Nhờ vậy năng suất cây lúa nước của Yên Châu luôn đạt cao với mức bình quân gần 6 tấn/ha/vụ.

Nông dân xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu phát triển đàn gia súc.

 

Ngoài cây ngô vụ xuân hè là chủ đạo với 100% giống mới, cho năng suất từ 9-13 tấn bắp/ha; Yên Châu còn chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phát triển nhiều cây trồng khác như: Sắn, ngô đông, đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen… trồng xen canh, tăng vụ. Đặc biệt, với hơn 4.000ha đất nương trồng cây lâu năm, huyện đã chú trọng tạo nên gần chục loại sản phẩm có sản lượng lớn và chất lượng khá tốt là cà phê, xoài trứng, chuối, mận hậu, chè, nhãn...

Ông Tếnh Xuân Sang - nông dân giỏi ở bản Bó Hin, xã Chiềng Tương bảo: "Cây chuối và xoài thì Yên Châu nổi tiếng rồi. Nhưng bây giờ nông dân chúng tôi có nhiều sản phẩm mới và đang học cách làm cho sản lượng nhiều lên, chất lượng tốt lên và gắn sản xuất hàng hóa với sản xuất sạch, bảo vệ môi trường để có thương hiệu, có sức cạnh tranh lâu dài thì mới giàu lên bền vững được”.

Với nông dân Yên Châu, chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn… vốn là nghề truyền thống. Bây giờ chăn nuôi vẫn là một hướng xóa nghèo, làm giàu. Nhiều hộ nuôi tới cả trăm con gà đẻ; hàng chục con trâu, bò, dê, ngựa. Theo lãnh đạo huyện, đến nay toàn huyện có đàn gia súc, gia cầm lên tới gần 370.000 con, trong đó dê gần 13.000 con.

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm449
  • Hôm nay57,921
  • Tháng hiện tại763,034
  • Tổng lượt truy cập90,826,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây