Học tập đạo đức HCM

Đại hạn giữa mùa mưa

Thứ năm - 23/08/2012 05:58
Đang ở giữa mùa mưa nhưng đồng ruộng Đăk Lăk nứt nẻ, cây trồng khô héo, hồ đập cạn kiệt, người dân khắc khoải cầu mong trời trút mưa để giải tỏa cơn hạn Bà Chằn.

"Bà Chằn nổi giận"

Chúng tôi về huyện Ea Kar dưới cái nắng hầm hập, hai bên đường vào xã Cư Bông có nhiều ruộng lúa, ngô nứt nẻ, cây héo rũ, người dân đang oằn mình bơm nước chống hạn. Anh Võ Đăng Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Bông nói như mếu: Nhìn lúa, ngô của bà con chết khô nhưng chúng tôi bất lực bởi các hồ đập đều hết nước, không thể bơm được nữa. Ngay nhà tôi vụ hè thu này xuống giống 0,4 ha lúa, chăm sóc đến ngày sắp trổ bông thì hết nước mà trời vẫn không mưa nên đành nhìn lúa chết khô.

Theo anh Khoa, vụ này toàn xã xuống giống được 667 ha ha lúa, đa số diện tích lúa “ăn nước” từ 4 hồ, đập là đập Lồ Ô, hồ Buôn Trưng, hồ Ea Thu và hồ C11, những hồ này đã cạn kiệt nước từ nhiều ngày qua nên lúa chết khô. Tính đến thời điểm này toàn xã đã có gần 138 ha lúa bị mất trắng, 164 ha đang ngắc ngoải đợi mưa. 


Lúa khô cháy vì thiếu nước

"Chỉ có cánh đồng lúa 104 ha được khai hoang theo chương trình 132 và 134 là đảm bảo nước bởi diện tích này "ăn nước" từ nguồn kênh khác. Lúa đã hạn nhưng ngô bị thiệt hại còn nặng hơn, toàn xã gieo trồng được 478 ha nhưng đã mất trắng tới 324 ha, số còn lại có thu hoạch nhưng năng suất chỉ khoảng 2-2,5 tấn/ha, giảm hơn một nửa so với những vụ trước. Ngoài lúa, ngô thì cà phê cũng bị ảnh hưởng, quả rất nhỏ không phát triển được, chắc chắn năng suất sẽ giảm từ 30-50%", anh Khoa cho biết. 

Anh Phan Ái Thượng, thôn 20, xã Cư Bông đang cặm cụi bơm nước chống hạn đợt 2 cho 2 ha cà phê, buồn bã nói: "Chưa bao giờ chúng tôi lại phải bơm nước chống hạn Bà Chằn trong tháng 8 như thế này. Năm nay ngoài tưới 3 đợt cho cà trong mùa khô thì đến tháng 7 đợi mãi không thấy mưa tôi phải đào giếng lấy nước, bơm chống hạn cho cà phê".

Chỉ những vào những trái cà phê bé tẹo teo, anh Ái nhăn nhó: "Có bón phân được đâu mà quả chẳng bé, mà có bón thì cũng không hiệu quả bởi đất quá khô cây không hấp thụ được, do vậy năm nay chắc chắn bị mất mùa. Ngoài 2 ha cà phê bị hạn, tôi còn mất trắng 0,5 ha ngô".

Báo động đỏ

Vòng sang xã Cư Ni, tình trạng hạn hán cũng diễn ra khốc liệt. Anh Trần Trung Kiên, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã cho biết: "Đến thời điểm này 5 hồ, đập của địa phương đã hết nước, diện tích lúa bị mất trắng gần 100 ha, ngô 55,6 ha... Nhiều thôn không còn nước để cứu cây màu, nếu trong những ngày tới không mưa thì diện tích bị mất trắng sẽ tăng lên rất nhiều. Xã đang ưu tiên nguồn nước ít ỏi còn sót lại để cứu 590 ha cà phê, bởi cà phê bị mất mùa thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tính đến ngày 20/8, toàn tỉnh Đăk Lăk đã có 32.782 ha cây trồng vụ hè thu bị hạn, trong đó 21.116 ha ngô, lúa nước 5.620 ha lúa nước, 285 ha lúa rẫy, 1.822 ha rau màu, 3.538 ha mía,  350 ha cà phê. Diện tích cây trồng bị mất trắng là 11.720 ha, trong đó lúa 1.941 ha, ngô 8.626 ha... Tổng thiệt hại cho đến thời điểm này lên tới 542 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Ea Kar cho biết: Chưa có năm nào lại ít mưa như năm nay, đang giữa mùa mưa nhưng lượng mưa quá ít. Trong tháng 6 lượng mưa chỉ đạt 59 mm, trong tháng 7 đạt 130 mm, còn từ đầu tháng 8 đến nay lượng mưa không đáng kể khiến cho 20 hồ đập cạn kiệt nước, 20 hồ còn lại cũng đang trong tình trạng báo động, do vậy hạn hán đang diễn ra ở tất cả 16 xã, ngô và lúa bị thiệt hại nặng nhất.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Ea Kar, vụ HT toàn huyện gieo trồng được 8.500 ha ngô, đến thời điểm này diện tích bị thiệt hại đã lên tới 5.231 ha, trong đó mất trắng 1.967 ha, diện tích còn lại giảm năng suất từ 30-70%. Còn lúa  thì mất trắng gần 800 ha, diện tích giảm năng suất 1.200 ha…Tổng thiệt hại do hạn hán gây ra đến thời điểm này gần 120 tỷ đồng.

Không chỉ Ea Kar, toàn bộ các huyện phía đông của tỉnh Đăk Lăk như Krông Bông, M’Drăk, Krông Păk, Krông Năng đều bị khô hạn. Ông Phạm Tiến San, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Đăk Lăk cho biết: Thời tiết năm nay diễn biến quá bất thường, từ đầu mùa mưa đến nay (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5) các huyện phía đông chưa có trận mưa lớn nào khiến cho sông suối khô trơ đáy. Diện tích cây trồng vụ hè thu chủ yếu nhờ nguồn nước mưa bởi các hồ, đập đã tưới hết nước cho cây trồng vụ ĐX (mùa khô), do vậy không còn nguồn nước để chống hạn.
 

Ngọc Khanh
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm451
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại830,168
  • Tổng lượt truy cập90,893,561
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây