Học tập đạo đức HCM

Đi lên từ gian khó

Thứ tư - 28/08/2013 03:20
ân Sơn là huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, điều kiện phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sự ra đời của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Sơn với nhiệm vụ đưa nguồn vốn ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, làm thay đổi diện mạo vùng đất khó.

Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo

Tân Sơn là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, được thành lập từ năm 2007 theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính từ huyện Thanh Sơn. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 69.000ha, gồm 17 xã, 195 khu dân cư với dân số 77.650 người, có 8 dân tộc sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm tới 83%.

Khi mới thành lập, tỷ lệ hộ nghèo của huyện lên tới 61,8%, vì vậy xóa đói giảm nghèo được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, Tân Sơn đã đầu tư nhiều dự án cho các chương trình giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn khác nhau và đạt được kết quả ban đầu khá tích cực, như: cơ bản xóa xong hộ đói, giảm hộ nghèo, số lao động có việc làm hàng năm có xu hướng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của Tân Sơn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân của tỉnh, cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân, còn ở mức thấp.

Năm 2003, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Sơn được thành lập (gồm cả huyện Tân Sơn ngày nay) và được giao thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Tháng 08/2007, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Sơn được thành lập theo Quyết định 125/QĐ-HĐQT ngày 19/7/2007. Khi mới thành lập, dù còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nhưng được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, NHCSXH tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Sơn đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mục tiêu của địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình vay vốn ưu đãi, giúp các đối tượng vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Thành quả

Sau 10 năm đi vào hoạt động (kể cả khi còn thuộc huyện Thanh Sơn), Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Sơn ngày càng lớn mạnh. Đến nay, Phòng đã xây dựng được mạng lưới 17/17 điểm giao dịch xã, 400 Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Trong các chương trình tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH Tân Sơn triển khai, chương trình dành cho hộ nghèo được đánh giá là hiệu quả nhất. Dư nợ cho vay khi mới thành lập chỉ đạt 28.243 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 28 triệu đồng. Từ năm 2007 - 2012, doanh số cho vay hộ nghèo đạt 164.698 triệu đồng, có 20.018 lượt hộ nghèo được vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 8,23 triệu đồng, mức cho vay bình quân năm sau cao hơn năm trước, năm 2007 đạt 5,8 triệu đồng/hộ, đến năm 2012 đạt 14,5 triệu đồng/hộ.

Tổng dư nợ đến 30/6/2013 đạt 228.042 triệu đồng, bằng 98,5% kế hoạch năm; có 14.238 hộ dư nợ, trong đó nợ quá hạn 280 triệu đồng, chiếm 0,12% tổng dư nợ. Trong 5 năm, vốn tín dụng cho hộ nghèo đã giúp 4.734 hộ thoát nghèo; 3.711 hộ nghèo cải thiện đời sống; 2.481 hộ chuyển biến nhận thức và cách làm ăn; 10.286 lao động có việc làm mới.

Gia đình chị Hà Thị Sang, anh Hà Tiến Hùng ở khu 10A, xã Tân Phú là một trong những hộ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng để thoát nghèo. Là hộ có hoàn cảnh khó khăn, sau khi được tiếp cận nguồn vốn của NHCSXH, nhờ chịu khó, biết tính toán làm ăn, đến nay gia đình chị đã trở thành hộ khá giả nhất nhì khu. 

Chị Sang kể lại, năm 2003, vợ chồng chị xin ra ở riêng, hoàn cảnh hai bên gia đình đều khó khăn nên anh chị chỉ có trong tay 500.000 đồng và gần 100kg lúa làm vốn. Nguồn vốn ít ỏi ấy chỉ đủ để vợ chồng chị dựng ngôi nhà tranh ở tạm. Khi làm nhà xong cũng là lúc anh chị không còn tiền đầu tư phát triển kinh tế nên cuộc sống càng khó khăn hơn. Năm 2004, chị được NHCSXH cho vay 4 triệu đồng, chị tập trung buôn bán nhỏ kết hợp với chăn nuôi lợn, gà; còn anh Hùng đi làm thợ xây kiếm thêm thu nhập.

Biết sử dụng nguồn vốn để quay vòng, năm 2007, gia đình chị đã thoát nghèo, trả được nợ ngân hàng. Không hài lòng với những gì mình có, chị tiếp tục vay thêm vốn để mở rộng quy mô nuôi lợn, gà, mượn đất đồi trồng keo (cây nguyên liệu giấy). Ngoài ra, thấy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại địa phương lớn, anh chị chuyển sang mổ để bán. Từ việc nuôi lợn, gà, trồng chè, keo, buôn bán thịt lợn, đến nay gia đình chị đã làm được ngôi nhà cao tầng trị giá hơn 300 triệu đồng, trở thành hộ khá trong khu.

Chị Sang tâm sự: “Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, trước hết phải nhờ đến nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Trong lúc khó khăn, nguồn vốn vay không nhiều nhưng đã giúp vợ chồng tôi có tiền để buôn bán, chăn nuôi. Khi dành dụm được ít vốn, chúng tôi lại mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, gà, rồi trồng keo, chè. Cứ thế cuộc sống dần ổn định, xây được nhà cửa kiên cố, lo cho con cái ăn học đầy đủ”.

 

Trong 10 năm qua đã có trên 37.800 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay 386,5 tỷ đồng, góp phần giúp trên 8.500 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 13.000 lao động, 516 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 3.235 học sinh - sinh viên hoàn cảnh khó khăn có đủ kinh phí để trang trải học tập; xây dựng 3.436 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác...

 

Hoàng Văn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm322
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại729,730
  • Tổng lượt truy cập90,793,123
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây