Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp “nắm đằng chuôi” - Xuất khẩu nhãn lồng Hưng Yên gặp khó

Thứ hai - 11/07/2016 23:39
Doanh nghiệp ra điều kiện buộc người dân phải bồi thường lô hàng nhãn xuất khẩu nếu bị thị trường trả về khiến người dân rất hoang mang.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa nhãn lồng Hưng Yên sẽ vào chính vụ. Bên cạnh nỗi mừng vui  được mùa nhãn, những người dân ở đây đang lo lắng và luôn ở thế bị động, vì trong hợp đồng ký kết với doanh nghiệp tiêu thụ có điều khoản: Phải bồi thường toàn bộ sản phẩm nếu không được thị trường nước ngoài chấp nhận.  

Xã Hồng Nam (TP Hưng Yên) và xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu) thuộc tỉnh Hưng Yên là vùng quy hoạch sản xuất nhãn Vietgap và được cơ quan chuyên ngành của Bộ NN&PTNT cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ với diện tích hơn 20 ha. Trong đó, năm 2015, nhãn Hàm Tử đã xuất khẩu được 8 tạ nhãn chín muộn sang thị trường Mỹ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa, ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu hiện có gần 1 ha nhãn chín muộn, được chăm sóc theo quy trình VietGAP để xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc. Năm nay, gia đình ông Nghĩa cùng với gần 100 hộ trong xã đã được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới này. Mặc dù được mùa nhãn, nhưng người dân vẫn lo lắng đầu ra cho sản phẩm.

“Khó khăn nhất của các hộ trồng nhãn bây giờ là đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Người dân đã nhiều lần đề xuất trong các cuộc họp, các cấp ngành phải làm sao tìm được đầu ra cho sản phẩm nhãn, làm sao để nông dân sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng. Nếu cứ để tình trạng bỏ mặc người dân như hiện nay sẽ rất gay go”, ông Nghĩa cho biết.

Theo người dân địa phương, trước thời điểm thu hoạch nhãn, một số doanh nghiệp xuất khẩu đến khảo sát vùng trồng nhãn và đăng ký thu mua sản phẩm. Tuy nhiên, chính sách thu mua của doanh nghiệp chưa thuyết phục người dân.

Theo hợp đồng tiêu thụ nhãn, doanh nghiệp thực hiện mang sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng và xuất khẩu sang thị trường ngoài nước. Sau thời gian từ 2 đến 3 tuần, người dân mới được hoàn tiền nhãn. Thế nhưng, nếu hàng cập bến thị trường nước ngoài, thì sẽ phải tiến hành kiểm nghiệm của nước sở tại. Nếu không đạt chất lượng thì toàn bộ lô hàng sẽ bị trả về và người dân phải bồi thường cho những lô hàng này. Do đó, nhiều chủ vườn nhãn vẫn chưa dám ký kết bán hàng cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đăng Bư, ở xã Hàm Tử  bày tỏ, để đảm bảo được quyền lợi cho người sản xuất, doanh nghiệp thu mua cần có những phương pháp kiểm tra kiểm định ngay tại vườn thu hái. Tránh tình trạng, người nông dân thu hoạch và trông chờ, 5-7 ngày sau nhãn bị trả về sẽ gây khó khăn.

“Hợp đồng chúng tôi cam kết sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn Vietgap. Để việc này được tiến hành tốt cần có máy móc kiểm tra, nếu đủ tiêu chuẩn đưa đi xuất khẩu, nếu không đủ tiêu chuẩn thì thôi, tránh thiệt hại cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp khi phải đi lại”, ông Bư nêu quan điểm.

Hiện, xã Hàm Tử có 470 ha nhãn, trong đó diện tích trồng tiêu chuẩn Vietgap là 14 ha. Năng suất thu hoạch nhãn của xã năm nay dự kiến là 700 tấn và của vùng VietGap là 250 tấn.

Ông Nguyễn Hữu Phú, Chủ tịch UBND xã Hàm Tử cho rằng, với việc các doanh nghiệp luôn “cầm đằng chuôi”, người dân lại ở thế bị động khiến nhãn đang gặp khó khăn về đầu ra. Trong khi đó, ý thức của người dân chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ quy trình Vietgap để đảm bảo có sản phẩm nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.  

“Nhiều hộ chưa thực sự quyết tâm cao để sản xuất theo quy trình Vietgap đại trà. Để nhân rộng được mô hình Vietgap ra toàn xã hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều bà con chưa tích cực cùng chính quyền địa phương khắc phục khó khăn, hướng tới đưa vùng nhãn của cả xã Hàm Tử đạt tiêu chuẩn Vietgap”, ông Phú chia sẻ.

Năm nay, tổng sản lượng nhãn dự kiến sẽ thu được của toàn tỉnh Hưng Yên khoảng hơn 40.000 tấn nhãn. Nhãn quả nhãn tươi chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh miền Bắc thông qua các kênh buôn bán nhỏ lẻ, các siêu thị của nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, một số ít được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, không ổn định.

Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức chương trình quảng bá, kết nối thông tin nhãn lồng Hưng Yên với một số nhà nhập khẩu của các nước như: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và đặt mục tiêu trong năm tới là hướng đến thị trường EU. Trước mắt, tỉnh Hưng Yên sẽ triển khai chương trình xúc tiến thương mại thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho mùa nhãn năm nay.

Bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên cho biết, việc đầu tiên trong quy trình tiêu thụ nhãn là phải làm tốt quy trình giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện Hưng Yên có 3 chà nhãn, thời vụ thu hoạch nhãn rất dài, không bị áp lực về giá cả, thời vụ. Công tác quản lý giám sát quy trình và kỹ thuật của bà con đến bây giờ tương đối ổn định, nhãn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với diện tích hơn 20 ha nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là con số rất nhỏ trong tổng diện tích 3.000 ha của Hưng Yên. Do vậy, người trồng nhãn lồng Hưng Yên ngoài việc tích cực kết nối với các doanh nghiệp vẫn rất cần sự chung tay hỗ trợ của cả nước trong liên kết hỗ trợ tiêu thụ, đảm bảo cho nhãn lồng Hưng Yên không những được tiêu thụ rộng khắp tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài./.

Theo Chung Thủy/VOV
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập480
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm479
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,316
  • Tổng lượt truy cập90,864,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây