Học tập đạo đức HCM

Trồng cam sành trên đất lúa: Lợi trước mắt, hại lâu dài

Thứ ba - 09/08/2016 04:09
Sau phen lận đận do dịch vàng lá greening, những năm gần đây được xem là năm cực thịnh của cam sành Vĩnh Long. Phong trào trồng cam phát triển rầm rộ, nhiều nông dân chân đất nhanh chóng trở thành “đại gia” thu lời vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng sau mỗi vụ cam. Không chỉ trồng trên vườn, người người đổ xô thuê ruộng trồng cam.

Từ thực tế này đang đặt ra nhiều gút mắc. Nhà quản lý nói: nhiều hệ lụy; người trồng nói: hiệu quả. Vậy, lối đi nào để cây cam sành phát triển bền vững?

Kỳ 1: “Đánh cược” với cam sành

Nếu trước đây cam sành trồng trên đất lúa chủ yếu ở Tam Bình, Trà Ôn thì khoảng 3 năm nay, nông dân Vũng Liêm cũng đua nhau trồng cam sành. Không chỉ trên vườn, cam sành còn “lấn” lúa. Đáng nói là phần lớn nông dân trồng theo phong trào, kiểu “mì ăn liền” chứ rất ít hộ rành kỹ thuật.

Cam trên đất lúa gấp 6 lần trên vườn

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Vĩnh Long hiện có trên 41.000ha cây ăn trái, trong đó có gần 8.000ha cam sành. 6 tháng đầu năm, diện tích đất lúa lên liếp trồng cam sành là trên 700ha, tập trung nhiều tại Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm.

Trong đó, Vũng Liêm những năm gần đây được xem là “điểm nóng” phát triển cam sành với hơn 400ha, nhiều nhất là tại các xã Hiếu Nghĩa, Hiếu Thành. Cam sành hiện không chỉ dần thay sầu riêng, bưởi… mà còn “xâm canh” cả trên ruộng lúa.

Nhiều hộ ít đất nhưng có chút kỹ thuật liền đi mướn đất trồng. Anh Trần Văn Đại (xã Hiếu Thành) cho biết, có 4 công ruộng nhưng nhiều năm liền không khá lên nổi. Thấy nhiều người chuyển sang trồng cam sành trúng lớn, lợi nhuận gấp 10 lần lúa nên cũng bỏ lúa chạy theo cam sành.

Theo ông Đại, mấy năm gần đây vào vụ nghịch giá cam loại 1 có lúc bán tại ruộng 30.000- 33.000 đ/kg, giá bèo cũng từ 25.000 đ/kg nên người trồng cam lãi lớn. Còn vụ thuận dù giá cam ở mức 7.000-10.000 đ/kg thì nông dân vẫn có lời. Nhiều anh em của ông Đại hiện được gọi là đại gia, bởi mỗi người “sở hữu” vài chục công cam từ việc thuê đất trồng.

Ở 2 xã “thuần lúa” như Vĩnh Xuân, Thuận Thới (Trà Ôn), giờ đây cũng bị cam sành quyến rũ, bởi lợi nhuận khủng. Qua cửa ngõ hương lộ Cống Đá- Vàm Giồng, đã “chạm mặt” những vườn cam bạt ngàn, trĩu quả. Bà con ở đây có câu nói cửa miệng: “Sau mùa thu hoạch là cam nó… lăn đầy đường”.

Đó là từ tiền bán cam, tụi trẻ đua nhau mua xe đời mới chạy đầy lộ. Thắng mùa cam, họ còn thuê cả giàn nhạc sống về chơi sáng đêm. Trước đây, đi tiệc giỗ giỏi lắm là lận lưng chai rượu đế, giờ toàn bia lon. Một số người dân xứ khác cũng tìm đến địa phương thuê đất trồng cam với giá 4- 5 triệu đồng/công/năm, thời gian 4-5 năm.

Với mức giá trên, một số nông dân ít vốn sẵn sàng bỏ trồng lúa để cho thuê đất, bởi theo tính toán của họ, mỗi công ruộng làm 3 vụ/năm giỏi lắm cũng chỉ lãi 4-5 triệu đồng. Câu chuyện trên bàn đám tiệc giờ chỉ xoay quanh cây cam sành.

Trồng cam “mì ăn liền” và “7 lo ngại”

Một lãnh đạo UBND xã Hiếu Nghĩa (Vũng Liêm) cho biết, xã có hơn 300ha cam sành, chủ yếu trồng trên ruộng. Điều này gây cho xã lúng túng, lo ngại môi trường không khí ô nhiễm, do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu.

Ths. Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT cũng thừa nhận, chính sự phát triển nhanh của cam sành, tới mức “chưa thể kiểm soát” thời gian gần đây đang đặt ra cho ngành nông nghiệp rất nhiều áp lực về phát triển cam sành bền vững.

Để có những đánh giá cụ thể, tháng 7/2016, Sở Nông nghiệp- PTNT đã giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lập kế hoạch điều tra tại một số vùng trồng cam sành trên đất lúa.

Kết quả dựa trên nhiều chỉ số về đất, nước, giống,… nổi lên 7 vấn đề rất đáng lo ngại là, có trên 50% hộ mua cam giống từ những vườn cam của hộ nông dân khác, trên 36% hộ mua giống trôi nổi, không có nguồn gốc; nông dân trồng cam mật độ quá dầy, trung bình 5.000 cây/ha (cây cách cây chỉ hơn 1m);

ít tạo cành, tỉa tán đã tạo điều kiện dịch hại phát triển; sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm xử lý ra hoa đến thu hoạch cao nhất đến 45 lần; ít sử dụng phân hữu cơ làm nền đất nén dẻ; chạy theo lợi nhuận nên thu hoạch sớm làm cây suy kiệt; chất lượng trái giảm và chi phí trồng thường rất cao.

Nông dân nhiều nơi ồ ạt tăng diện tích cam sành.
Nông dân nhiều nơi ồ ạt tăng diện tích cam sành.

Hiệu quả cây cam không thể phủ nhận, nhưng TS. Huỳnh Kim Định- Chi cục trưởng Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho rằng: Về lâu dài, cần đánh giá hết tác động từ thị trường, môi trường theo kiểu trồng “mì ăn liền” như hiện nay.

Đặc tính cam sành từ sau 5 năm mới cho hiệu quả ổn định nhưng do nhu cầu thị trường nên hiện cam trồng sau hơn 1 năm là nông dân đã cho trái và 2- 3 năm là đốn bỏ.

Kiểu “vắt sức” cây để thu lợi nhuận nên trái rất “sồ”- (trái nhỏ) và “nếu làm hoài như vầy tương lai cam sành sẽ mất thương hiệu”.

Đó là chưa kể việc trồng cam trên nền ruộng đang gây lấn cấn “bà con trồng cam cần nước, còn trồng lúa thì rút nước”, rồi dịch chuột… cho nên “rất khó quản lý”.

Tuy vậy, ở góc nhìn khác anh Huỳnh Văn Sang (ấp Gò Tranh, xã Vĩnh Xuân- Trà Ôn) lại cho rằng “trồng cam trên lúa mới cho hiệu quả cao”. Để chứng minh anh cho biết, “từng thất bại 2 công vườn trồng cam” ở Tam Ngãi (Trà Vinh), sau đó sang Trà Ôn thuê hàng trăm công đất ruộng tiếp tục lên liếp trồng cam. Chỉ với “kỹ thuật cá nhân” nhưng vụ cam vừa qua anh thu lời hơn 10 tỷ đồng.

Đây không phải là trường hợp cá biệt, mà thực tế “xã tỷ phú” nhờ cam sành ở đây không phải không có, nên việc đánh giá lại hiệu quả kinh tế từ phương thức trồng này là rất cần thiết hiện nay.

 

Người trồng cam nói: Biết là đầu ra cam sành sau này có thể bấp bênh, vả lại cây cam cho năng suất cao được vài năm cũng phải đốn bỏ vì năng suất giảm nhưng vì còn nghèo quá nên chấp nhận liều, thấy có lợi trước mắt thì làm.

Nguồn: baovinhlong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập500
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm499
  • Hôm nay72,976
  • Tháng hiện tại778,089
  • Tổng lượt truy cập90,841,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây