Học tập đạo đức HCM

Làng rau thơm thiếu giống khôi phục sản xuất

Thứ sáu - 23/12/2016 05:38
Làng La Xá (Thạch Lâm - Thạch Hà) chuyên sản xuất rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hà Tĩnh và các địa phương lân cận. Mặc dù đã hơn 1 tháng sau lũ, nhưng “làng rau thơm” vẫn mới khôi phục được khoảng 70% diện tích. Khan hiếm giống và đất bị sũng khiến việc khôi phục sản xuất rau thơm gặp khó khăn.

lang rau thom thieu giong khoi phuc san xuat

Bà Nguyễn Thị Thát (thôn La Xá) phải chuyển đất trồng rau thơm sang trồng khoai vì không có giống.

Mấy trận lũ cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua khiến 70-80% diện tích rau thơm ở La Xá bị ngập lụt. Do tính chất chịu úng kém nên hầu hết diện tích rau ngập lụt đều bị hư hỏng nặng, trong đó, nhiều vùng hư hỏng hoàn toàn. Phần lớn các loại rau thơm gieo trỉa bằng hạt mà người dân La Xá trồng như rau quế, kinh giới, tía tô đều do chính các gia đình này tạo giống tại đồng ruộng. Một số rau nhân giống bằng cành, thân như rau húng, rau răm, cũng được cắt tỉa cây, cành để gieo trồng. Cứ như thế, vụ này qua vụ khác, các giống rau được sản xuất và ươm gieo tại chỗ mà không cần đi mua từ nơi khác về. Thế nhưng, sau các trận lũ vừa qua, hầu hết rau bị hư hỏng nên không có giống để khôi phục. Số diện tích rau húng, rau răm đành nhân giống bằng cách tỉa các cây còn sót lại để trồng; diện tích trồng rau từ hạt như: quế, kinh giới, tía tô…, gần như phải để đất trống chờ giống hoặc trồng các loại rau cải, khoai tây “chữa cháy”.

Có mặt tại cánh đồng rau thơm tập trung của thôn La Xá và một số vườn hộ, mặc dù bà con nhân dân đã rất cố gắng khắc phục, nhưng nhìn chung, vườn rau vẫn còn rất ảm đạm. Chỉ khoảng 50% diện tích là đậm màu xanh tươi, số còn lại đang ở dạng mới gieo trồng ủ rũ, thưa thớt hoặc đã gieo trỉa nhưng chưa mọc. Các loại rau đã hồi phục được tương đối khá chủ yếu là rau húng và rau răm. Đặc điểm của 2 loại rau này là trồng bằng thân cây, có thể chịu ngập úng, mặc dù không phát triển được nhưng cũng không bị chết hoàn toàn như rau quế, tía tô, kinh giới. Chính vì thế, người dân có cơ hội tỉa cành từ các cây sót lại để gieo trồng nên loại rau này đã được khôi phục khá ổn. Còn rau húng, kinh giới, tía tô, hầu như chỉ khôi phục được lèo tèo do không có giống.

lang rau thom thieu giong khoi phuc san xuat

Chị Hoài đang chăm sóc các luống rau mới gieo trỉa

Ông Lê Văn Hương có 4 sào rau bị hư hỏng gần như hoàn toàn, cho biết: “Khó khăn chung của người dân chúng tôi bây giờ là không có giống. Mua rau thơm, họ bán theo giá rau ăn về để trồng thì đắt quá. Chắt chiu từ những luống còn sót lại và bấm bụng mua một ít rau thơm từ chợ về, tôi đã trồng được 1,5 sào rau răm và rau húng. Số còn lại đang gieo hạt rau quế và kinh giới, đợi khi lên sẽ trồng nhưng cũng không biết sẽ ra sao”.

Chị Trịnh Thị Hoài có 3 sào rau, trong đó, 2 sào trong vườn, 1 sào ở vùng rau tập trung. Sau lũ lụt, chị trồng lại được 1 sào rau húng và một ít rau quế. Diện tích còn lại đang trồng tạm rau cải hoặc để đất trống chờ các giống rau lên sẽ tiến hành trồng. Chị Hoài nói: “Tôi mua hạt rau quế về trỉa nhưng nửa tháng vẫn không lên; giống rau kinh giới cũng lên rất ít và phát triển chậm. Nhiều gia đình mua hạt giống về trồng nhưng không lên hoặc tỷ lệ lên rất thấp vì có thể mua phải hạt giống cũ hoặc rau kém chất lượng. Mặt khác, đất này ngâm nước lụt lâu ngày, rau cũng khó phát triển”.

Trưởng thôn kiêm Giám đốc HTX Rau La Xá - Hồ Văn Thái cho biết: “Nhiều năm lại đây, rau thơm đã trở thành cây chủ lực, đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trung bình mỗi sào cho thu hoạch 5 triệu đồng/tháng, trong khi các hộ trồng rau xóm tôi, mỗi hộ đều có trên 2 sào; thậm chí, trên 10 gia đình có 4 sào nên thu nhập hàng năm từ rau rất lớn. Đợt mưa lũ làm hỏng rau, mất giống khiến người dân thất thu lớn, tổng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Chúng tôi cũng đã tìm hết cách, động viên nhân dân cố gắng, chia sẻ giống để khôi phục đồng rau trong thời gian sớm nhất’.

Theo Chính Thu - Thúy Ngọc/baohatinh.vn

 Tags: rau thơm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập430
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm419
  • Hôm nay83,406
  • Tháng hiện tại788,519
  • Tổng lượt truy cập90,851,912
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây