Tổng diện tích ớt được trồng ở những địa phương nêu trên khoảng 30 ha. Theo người dân, Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa là doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nhưng đợt thu hoạch vừa qua lại không mua ớt của họ.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn, cho biết do Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa không mua ớt của người dân nên UBND xã đã tìm một DN khác ở Hà Tĩnh. Tuy vậy, trong 100 tấn ớt vừa thu hoạch chỉ bán được 20 tấn, do bị hư hỏng và không đạt chất lượng.
Trong khi đó, ông Đoàn Công Nhạc, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa, lại cho rằng công ty không mua ớt là do UBND xã Hoa Sơn tự ý hủy hợp đồng trước. “Chúng tôi đầu tư giống, thuốc trừ sâu, quy trình kỹ thuật cho nông dân Hoa Sơn nhưng UBND xã lại bán sản phẩm cho đơn vị khác. Họ đơn phương chấm dứt hợp đồng trước. Doanh nghiệp thu mua chỉ chọn loại tốt nên sản phẩm tồn đọng nhiều” - ông Nhạc giải thích.
Hiện nay, Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa còn nợ người dân trồng ớt ở huyện Anh Sơn gần 350 triệu đồng. Lãnh đạo công ty cho biết khi nào bán được sản phẩm mới trả số nợ này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố