Châu chấu từ Trung Quốc tràn sang Điện Biên
Đàn châu chấu tre lớn di thực từ Trung Quốc sang đang gây hại cho nhiều diện tích nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Ông Thào A Dế, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé cho biết, huyện đã nhận được công hàm thông báo từ bên Trung Quốc về việc đàn châu chấu tre di thực. Theo đó đàn châu chấu tre xuất hiện đầu tiên tại địa bàn vào ngày 16/7 tại các bản: Pờ Nhù Khò và Tá Miếu của xã Sín Thầu sau đó lan dần ra một số bản khác của xã này như Tả Kố Khừ, A Pa Chải.
Mật độ châu chấu khá dầy với khoảng 100 - 200 con/m2, chỗ nhiều lên đến 300 - 400 con/m2 và cục bộ trên 400 con/m2 ở tuổi trưởng thành. Nhiều diện tích nông nghiệp bị châu chấu tre di thực gây hại rải rác với diện tích ước ban đầu khoảng 20 hecta; trong đó gây hại trên 70% (mất trắng) khoảng 5ha; gây hại khoảng 30% là 15ha.
Qua kiểm tra thực tế và nhận định của cơ quan chuyên môn, hiện châu chấu tre đang tiếp tục di chuyển, sinh trưởng nhanh ghép đôi để đẻ trứng nên có thể sẽ bay phân tán vào các địa bàn khác lân cận.
Để tránh nguy cơ châu chấu tre phát triển mạnh, co cụm đẻ trứng và gây hại cho các khu vực đồi tre, chít, các nương ngô, huyện Mường Nhé đang triển khai phương án phun hóa chất tiêu diệt các ổ châu chấu phát sinh tại chỗ.
Hiện, huyện Mường Nhé đang triển khai phương án phun hóa chất tiêu diệt các ổ châu chấu phát sinh tại chỗ.
Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp chủ động điều tra, theo dõi; phối hợp với các phòng, ban chuyên môn kiểm tra, phát hiện châu chấu tre, giám sát chặt hướng di chuyển, địa điểm co cụm, khu vực đẻ trứng để tuyên truyền cho bà con nông dân nhận biết và các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Để kịp thời ngăn chặn đàn châu chấu gây hại, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng đã có công văn gửi Bộ tư lệnh Quân khu 2, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó đàn châu chấu này.
Nguy cơ loài châu chấu này gây hại có thể kéo dài đến tháng Tám
Trước thông tin đàn châu chấu đang gây hại tại một số địa phương ở miền núi phía Bắc, chiều 24/7, ông Bùi Xuân Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, đây là loài châu chấu tre lưng vàng đã gây hại tại Việt Nam trong vài năm gần đây và không phải là châu chấu sa mạc.
Ông Bùi Xuân Phong cho biết năm 2016-2017, loài châu chấu này đã gây hại thành dịch và tổ chức phòng trừ khá rộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn các địa phương chủ động phòng trừ, sau đó diện tích châu chấu này gây hại đã giảm dần.
Điện Biên, Bắc Kạn, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Nguy cơ loài châu chấu này gây hại có thể kéo dài đến tháng Tám tới.
Đánh giá về mức độ nguy hiểm loài châu chấu này, ông Bùi Xuân Phong cho biết, đây là loài cũng có tập tính di cư, tuy nhiên mức độ gây hại nhẹ và đàn nhỏ hơn so với châu chấu sa mạc.
Thức ăn ưa thích nhất của loài châu chấu tre lưng vàng này là lá tre. Khi châu chấu này di cư đến đâu thì chúng sẽ ăn cây tre đầu tiên, sau đó trên ngô, lúa nhưng với diện tích hạn chế và sẽ phải thực hiện các biện pháp phòng trừ để giảm thiệt hại cho nông dân.
Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn cho các địa phương và nông dân phòng trừ châu chấu tre lưng vàng ngay từ năm 2016 và đến nay biện pháp phòng trừ này là khá đơn giản nhưng cũng có những khó khăn do đặc thù riêng. Đó là phải phun trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật khi châu chấu tre lưng vàng mới nở, ông Bùi Xuân Phòng cho hay.
Thường vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 hàng năm, thời điểm này châu chấu sẽ đẻ trứng, châu chấu trưởng thành chết và trứng sẽ ở dưới đất đến tận tháng 3, tháng 4 năm sau mới nở.
Cục Bảo vệ thực vật đã khuyến cáo các địa phương, hướng dẫn cho nông dân tìm những nơi châu chấu thường trú ngụ giao phối để đánh dấu và đến tháng Ba, tháng Tư năm sau chuẩn bị sẵn thuốc bảo vệ thực vật, nhân lực, phương tiện để khi phát hiện châu chấu nở thì thực hiện phun trừ ngay. Đây là giải pháp phòng trừ mà các địa phương đã thực hiện rất hiệu quả.
Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật đều hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, trước khi trứng nở đã có kế hoạch phòng trừ; trong đó địa phương có hỗ trợ kinh phí về thuốc bảo vệ thực vật, nhân lực… với những diện tích không thuộc người dân quản lý.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Xuân Phong, có điểm khó khăn là nếu châu chấu đẻ trứng ở trong rừng sâu, xa thôn bản nên người dân sẽ không phát hiện được. Do đó, khi lớn lên, chúng sẽ tụ tập thành đàn lớn hơn và di chuyển, gây hại. Ở thời điểm này, chúng ta lại tiếp tục phòng trừ, bảo vệ lúa, ngô cho nông dân.
Ông Bùi Xuân Phong cũng cho biết thêm, theo thông tin từ các địa phương, hiện, tỉnh Điện Biên có khoảng 4ha ngô, Bắc Kạn có khoảng 3ha ngô bị thiệt hại bởi loài châu chấu này.
Tuy nhiên, ở Bắc Kạn do ngô đã già nên không ảnh hưởng đến năng suất, còn tại Điện Biên do ngô đang giai đoạn xoáy nõn nên dự kiến sẽ ít ảnh hưởng đến năng suất.
Theo V.N/kinhetnongthon.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã