Học tập đạo đức HCM

Cục BVTV: Châu chấu sa mạc ít có khả năng vào Việt Nam

Thứ ba - 07/04/2020 01:03
Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hiện châu chấu sa mạc đang có xu hướng di chuyển xuống Myanmar, Trung Quốc, tuy khả năng vào Việt Nam không cao nhưng vẫn phải đề phòng do khí hậu có thể thay đổi. Trong khi đó, châu chấu tre lưng vàng đã xuất hiện ở Điện Biên.

Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Cao Bằng, Điện Biên

Cụ thể, chia sẻ thông tin tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng trừ các sinh vật gây hại trên cây trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc do Bộ NNPTNT sáng 7/4, ông Hoàng Trung cho biết, hiện, chấu chấu tre lưng vàng non đang nở và bắt đầu gây hại ở Cao Bằng và Điện Biên.

Tại Điện Biên, diện tích nhiễm châu chấu tre lưng vàng khoảng 18,5 ha (trong đó trên cỏ dại là 13,5 ha và trên tre luồng vầu là 5 ha.

Mật độ phổ biến 100-250 con/m2, cao 300-500 con/m2. Trước đó châu chấu tre đã nở ở Cao Bằng 0,3 ha đã được phòng trừ.

 

cuc bvtv: chau chau sa mac it co kha nang vao viet nam hinh anh 1

Châu chấu tre lưng vàng từng gây hại ở tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: I.T

"Tuy hiện nay diện tích cây trồng bị châu chấu tre lưng vàng còn nhỏ nhưng các địa phương phải hết sức lưu ý, không để phát sinh trên diện rộng, bởi đàn này di chuyển nhanh, tốc độ lây lan rất mạnh" - ông Trung cho biết.

Ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cũng đang rất lo lắng dịch  châu chấu tre lưng vàng có thể phát sinh, gây hại trên diện tích cây ăn quả của tỉnh.

"Cách đây vài năm, Sơn La đã từng chịu thiệt hại nặng nề do dịch châu chấu tre lưng vàng, nhờ sự hỗ trợ của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, dịch đã được khống chế. Thời điểm này, châu chấu tre lưng vàng đã xuất hiện ở một số tỉnh, chúng tôi kiến nghị Bộ NNPTNT tăng cường công tác dự báo, kiểm soát dịch bệnh, giúp Sơn La và các địa phương không để đối tượng dịch hại này phát triển, gây hại" - ông Hùng nói.

Ông Trung cho biết, ngay sau khi châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Điện Biên, Cao Bằng, Cục Bảo vệ thực vật đã có Công văn số 491/BVTV-TV ngày 18/3/2020 chỉ đạo các địa phương tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ các ổ trứng của châu chấu tre lưng vàng, tổ chức phòng trừ kịp thời khi châu chấu non mới nở. Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng đã có công văn hướng dẫn về phòng chống châu chấu tre lưng vàng.

Sở NNPTNT tỉnh Cao Bằng cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc phòng trừ châu chấu tre lưng vàng; Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Điện Biên, Hòa Bình cũng đã có công văn chỉ đạo phòng chống châu chấu tre lưng vàng trên địa bàn tỉnh.

"Châu chấu tre lưng vàng sẽ tiếp tục nở rộ trong tháng 4, đây là thời điểm quan trọng nhất để xác định các ổ châu chấu nở và gây hại từ nay đến tháng 8 trước khi tìm nơi đẻ trứng tập trung. Do vậy các địa phương cần tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ các ổ trứng của châu chấu tre lưng vàng, tổ chức phòng trừ kịp thời khi châu chấu non mới nở; huy động nhân dân phát hiện, tổ chức khoanh vùng phun trừ sớm ngay khi châu chấu tre lưng vàng mới nở cần được tiến hành khẩn trương" - ông Trung nói.

Được biết, châu chấu tre lưng vàng lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 2008, sau đó thường xuyên xuất hiện, gây hại cục bộ tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chủ yếu trên tre luồng và ngô.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ NNPTNT, Cục BVTV và các đại phương, diện tích nhiễm châu chấu cao nhất năm 2016 lên tới gần 4.000 ha nhưng năm 2017 chỉ còn 2.119 ha và tiếp tục giảm ở các năm sau (năm 2018 là 457 ha, năm 2019 là 430 ha).

Lo châu chấu sa mạc

Bên cạnh châu chấu tre lưng vàng, theo ông Hoàng Trung, dù nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam hiện nay tương đối thấp nhưng chúng ta vẫn phải chủ động các kịch bản ứng phó nếu dịch châu chấu sa mạc vào Việt Nam.

 

cuc bvtv: chau chau sa mac it co kha nang vao viet nam hinh anh 2

Châu chấu sa mạc đã tiến sát Trung Quốc, Myanmar. Ảnh: Reuters.

"Châu chấu sa mạc đã và đang gây hại nặng nề ở các quốc gia châu Phi, Tây Á và đang có xu hướng tiến đến biên giới Myanmar, Trung Quốc. Dù được dự báo nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của loài sinh vật này thấp nhưng trong điều kiện biến đổi khí hậu, khi hướng gió, nhiệt độ thay đổi, rất có thể châu chấu sa mạc vẫn di trú vào nên phải có các kịch bản ứng phó chủ động" - ông Trung nói.

Châu chấu sa mạc là loài sinh vật gây hại nguy hiểm, sức gây hại khủng khiếp khi quy mô đàn có khi lên đến hàng chục tỷ con. Theo cảnh báo của FAO, châu chấu sa mạc đang di chuyển thành từng đàn lớn ở các nước châu Phi, Tây Á.

Trước tình hình trên Cục Bảo vệ thực vật đã liên hệ với Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO) và Trung Quốc (nơi có nguy cơ bị xâm nhập trước Việt Nam) để nắm thông tin và báo cáo Bộ NPTNT, tham mưu cho Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, nguy cơ và xây dựng kế hoạch ứng phó nếu châu chấu sa mạc xâm nhập vào nước ta.

"Theo tính toán của FAO, Trung Quốc thì khả năng xâm nhập vào Việt Nam là thấp nhưng không thể chủ quan, một ví dụ rõ ràng nhất là sâu keo mùa thu từ châu Mỹ đã nhanh chóng xâm nhập vào Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn" - ông Trung nhấn mạnh.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục liên hệ với FAO và các tổ chức quốc tế để giám sát, hỗ trợ kỹ thuật; hoàn thiện tài liệu về châu chấu sa mạc gửi các địa phương; hoàn thiện kế hoạch để chủ động phòng chống châu chấu sa mạc trong trường hợp châu chấu xâm nhập vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khuyến cáo, ngoài sâu keo mùa thu, châu chấu tre lưng vàng, các tỉnh miền núi Tây Bắc cần đặc biệt chú ý đối tượng sinh vật mới châu chấu sa mạc.

Trong trường hợp loài này xuất hiện, ngoài việc dùng thuốc sinh học, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý đến biện pháp dùng đàn gia cầm (gà đồi) để hỗ trợ xử lý châu chấu sa mạc.

Nguồn tin: Khánh Nguyên/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,756
  • Tổng lượt truy cập90,869,149
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây