VSATTP là vấn đề đòi hỏi sự cố gắng, kiên trì của cả hệ thống chính trị.
Bộ trưởng đánh giá cao những cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ VSATTP của TP.HCM trong năm 2016, với việc đảm bảo VSATTP cho 12 triệu dân là nhiệm vụ khó khăn. Nổi bật là ứng dụng công nghệ thông tin về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thịt lợn đã bước đầu có kết quả rất tốt. Bộ trưởng đánh giá cao 21 liên kết chuỗi sản phẩm với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, khu vực ĐBSCL để hình thành 97 chuỗi sản phẩm. Bộ trưởng mong muốn, TP. HCM cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để không chỉ phục vụ sản phẩm cho nhân dân thành phố mà còn là mô hình cho các địa phương khác học tập.
Với gần 10 triệu dân, TP. Hà Nội đã cố gắng rất lớn trong quản lý chung và đặc biệt liên kết giữa TP. Hà Nội và các tỉnh khu vực Tây Bắc, Đông Bắc để có chuỗi sản phẩm sạch đến với người dân. Tuy nhiên, Hà Nội cần phải nỗ lực hơn trong công tác kiểm soát VSATTP, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ NN&PTNT để đạt được kết quả tốt hơn.
Về việc thực hiện năm cao điểm hành động VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch với các mục tiêu là: nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý VSATTP; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Mục tiêu đến cuối năm 2017, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc BVTV trong rau, củ, quả; tỷ lệ tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm thịt, thủy sản; và tỷ lệ ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 10% so với năm 2016.
Tỷ lệ cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP (xếp loại A, B) tăng 10% so với năm 2016. Phấn đấu 100% các tỉnh, thành phố nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và tổ chức kiểm tra, giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn, công khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai tích cực các giải pháp, tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương nhóm giải pháp tổng thể để thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Bí thư, Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ cũng như tinh thần của Luật ATTP về hành động VSATTP. Vấn đề chăm lo thúc đẩy sản xuất là một nội dung quan trọng, đề nghị tập trung vào 2 chương trình trọng điểm là chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp và chương trình Xây dựng nông thôn mới, lấy ATTP làm mục tiêu và giải pháp đồng thời là điều kiện để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hướng tới hội nhập.
Tác giả bài viết: Trần Mai
Nguồn tin: baobaovephapluat.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã