Phân bón từ vỏ trứng
Cách một: Dùng vỏ trứng vỡ hoặc bột vỏ trứng
Vỏ trứng rửa sạch bằng nước ấm, để khô rồi đập bẹp, giã nát hoặc xay thành bột mịn. Bạn nên giữ lại phần màng còn dính ở vỏ trứng vì hầu hết chất dinh dưỡng ở trong này. Có thể sử dụng toàn bộ vỏ nhưng việc nghiền nhỏ giúp phân hủy nhanh hơn. Nhiều người còn nướng vỏ trứng ở 350 độ đến khi có màu nâu nhạt trước khi xay để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, bột vỏ trứng có thể trộn với đất trước khi trồng cây hoa mới, thảo mộc hoặc rau hoặc rải trực tiếp quanh gốc cây mà không cần lấp đất lên. Khi vỏ trứng phân hủy, cây sẽ lọc được canxi và các chất dinh dưỡng khác.
Để có kết quả tốt nhất, hãy lên kế hoạch sử dụng từ 4 đến 5 quả trứng cho mỗi cây trong thời kỳ đậu quả. Nếu không sử dụng ngay, vỏ trứng có thể nghiền nát rồi thêm vào thùng ủ phân.
Làm phân bón từ vỏ trứng. Ảnh: thecurtiscasa |
Cách 2: Làm trà vỏ trứng
Vỏ trứng sau khi rửa sạch, đập vụn hoặc nghiền nhỏ được bỏ vào một nồi lớn, thêm nước và đun sôi trong vài phút (tỷ lệ khoảng 30gr vỏ trứng với 3,8 lít nước). Nồi nước vỏ trứng để nguội ít nhất 24 giờ để các chất dinh dưỡng ngấm ra nước.
Lọc lấy nước, để qua đêm. Phần nước chưa dùng đến cần được bọc kín, để nơi râm mát tránh ánh sáng mặt trời.
Trà từ vỏ trứng có thể hòa vào nước tưới cho cây mỗi tháng một lần đều đặn, giúp cây bổ sung canxi. Nước luộc trứng cũng có thể tận dụng để nguội qua đêm và đem tưới cây bởi nguyên lý tương tự.
Cách 3: Ươm cây con bằng vỏ trứng
Vỏ trứng rửa sạch, phơi khô. Dùng kim đục một lỗ nhỏ dưới đáy vỏ trứng để thoát nước. Đổ đầy đất ẩm vào bên trong vỏ, gieo vào đó 2-3 hạt hoa, rau thơm như húng quế, thì là, rau mùi… Với các loại lớn như hạt bí, bầu, dưa leo chỉ gieo một hạt.
Đặt vỏ trứng lại vào khay ở nơi nhiều nắng, tưới nước thường xuyên cho cây nảy mầm rồi mang nguyên cả vỏ trứng lẫn cây ra ngoài đất trồng. Vỏ trứng có thể phân hủy sinh học do đó khi chôn cả vỏ trứng vào đất sẽ giải phóng dinh dưỡng, canxi vào đất giúp cây non phát triển.
Ảnh: thepoultryguide |
Lưu ý: Không sử dụng trứng màu hoặc sơn. Các sắc tố trong sơn và bút đánh dấu chứa thuốc nhuộm có thể gây hại cho những cây con nhạy cảm.
Phân bón từ bột xương
Các loại xương heo, gà, cá là nguồn phosphorous phong phú bổ sung tốt cho cây trong giai đoạn ra hoa. Tùy từng loại xương mà mức NPK (Nitơ, Phốt pho, Kali) có thể dao động từ 1-12-0 đến 4-21-2.
Phân bón từ xương sẽ từ từ giải phóng các chất dinh dưỡng để thực vật hấp thụ. Tuy vậy, phân xương được khuyến cáo sử dụng phù hợp với các loại đất có độ PH thấp hơn 7 bởi đất chua giúp giải phóng chất dinh dưỡng trong xương nhưng đất kiềm sẽ khóa các chất dinh dưỡng.
Cách làm:
Xương rửa sạch và khử trùng bằng nhiệt, có thể luộc xương 5-8 tiếng để loại bỏ hết phần thịt còn bám trên xương, sau đó phơi khô để dùng dần.
Khi xương được giòn và khô, nghiền hoặc giã nát thành một loại bột mịn. Sau khi lên men, bột có thể rải khô lên đất, quanh các gốc cây với lượng khoảng một cân cho 50m2.
Bột xương có thể nấu thành trà ủ để sử dụng. Tỷ lệ mỗi muỗng canh bột xương tương ứng với 3,8 lít nước, sử dụng cả bã và nước tưới. Phân xương phù hợp cho các loại cây cần ra hoa, đậu quả trong vườn.
Phân bón từ vỏ chuối
Vỏ chuối chứa nhiều Kali giúp cây phát triển rễ, điều hòa enzyme thực vật và hỗ trợ phần thân phát triển, chống côn trùng. Ngoài ra phân bón từ vỏ chuối còn có phốt pho, canxi, magie.
Vỏ chuối là nguồn phân bón sẵn có và rẻ tiền. Ảnh: meemu |
Cách làm:
Vỏ chuối phơi khô tự nhiên dưới nắng 3-5 ngày, sau đó cắt nhỏ, rải quanh gốc cây như lớp che phủ, trộn trực tiếp vào đất hoặc đem ủ phân chung với các nguyên liệu hữu cơ khác đều được. Bột phân bón xay từ vỏ chuối đã phơi khô có thể bón lót hoặc trộn vào đất trước khi trồng cây.
Ngoài ra, vỏ chuối, vỏ trứng và muối epsom khi hòa với nước theo tỷ lệ 1:1 tạo thành trà tưới cho cây cũng đem lại hiệu quả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã