Đây là lần đầu tiên UBND tỉnh Sơn La phối hợp cùng Big C và Central Group Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ sự kiện quan trọng này, nhằm quảng bá, kích cầu, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, trong đó Nhãn là sản phẩm chủ lực.
Người dân Thủ đô hào hứng mua nhãn và nông sản Sơn La.
Theo đó, “Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018” với quy mô 20 gian hàng, chia thành 03 nhóm hàng hóa: Nhóm hàng sản phẩm Nhãn Sơn La; Nhóm rau củ quả; Nhóm thực phẩm đã qua chế biến. Ban tổ chức sẽ trưng bày, quảng bá, giới thiệu đến người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận các mặt hàng nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đạt Chứng nhận VietGAP, GobalGAP của tỉnh Sơn La, như: xoài, bơ sáp, chuối tây Mộc Châu, Nhãn, bí xanh Mộc Châu, mướp hương Mộc Châu, thanh long ruột đỏ, đậu Hà Lan Mộc Châu, tỏi cô đơn Mộc Châu, dưa leo Mộc châu, cà chua Mộc Châu, rau cải mèo Mộc Châu, cải bắp Mộc Châu,…
Đặc biệt, nhằm góp phần tạo giá trị thương hiệu cho nông sản an toàn tỉnh Sớn Sơn La; trong dịp này, Ban tổ chức dành hẳn 01 gian hàng để giới thiệu các sản phẩm rau trái vụ của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Bắp cải, đậu cô ve, su su, cà chua, bí xanh. Đây là các sản phẩm của chương trình Sinh kế cộng đồng có tên “Hỗ trợ nông dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”. Chương trình này thuộc dự án hợp tác giữa Central Group Việt Nam và tổ chức Phi chính phủ ACIAR (Úc), nhằm phát triển sản xuất rau trái vụ và hỗ trợ sinh cải thiện sinh kế cho nông dân ở khu vực miền núi Tây Bắc.
Ông Vũ Đức Thuận – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La cho biết, nhằm đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch, nông sản an toàn; đến nay, tỉnh Sơn La đang duy trì được 15 chuỗi sản xuất Nhãn an toàn, sản lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap khoảng 5.000 tấn, trong đó 1.500 tấn được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN...
Năm 2017, toàn tỉnh có 09 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu là: Nhãn Sông Mã; Cà phê Sơn La; Cam Phù Yên; Xoài tròn - Yên Châu; Chè Shan tuyết - Mộc Châu; Rau an toàn Mộc Châu; Chè Olong Mộc Châu; Chè Tà Xùa; Mật Ong Sơn La.
Năm 2018, tỉnh Sơn La tiếp tục xây dựng, phát triển thương hiệu cho 12 sản phẩm: Na - Mai Sơn, Sơn La; Bơ - Mộc Châu, Sơn La; cá Tầm - Sơn La; cá Sông Đà - Sơn La; Táo Sơn Tra - Sơn La; chè Phổng Lái - Thuận Châu, Sơn La; khoai sọ - Thuận Châu, Sơn La; gạo nếp Mường Và - Sốp Cộp, Sơn La; Rau an toàn Sơn La; Chanh leo - Sơn La; Mận hậu - Sơn La; Chuối - Yên Châu, Sơn La.
“Tỉnh Sơn La hy vọng qua hệ thống của Big C, sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La nói chung và sản phẩm Nhãn nói riêng sẽ được nhiều người dùng trong nước biết đến. Qua đó kích cầu tiêu dùng, góp phần tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, giúp bà con nông dân có thu nhập kinh tế, ổn định đời sống các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La”, ông Vũ Đức Thuận nhấn mạnh.
Bà Lê Thị Mai Linh, Phó Chủ tịch Điều hành Quan hệ Đối ngoại và Truyền thông Central Group Việt Nam nhấn mạnh: “Thực hiện Tầm nhìn đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, Central Group Việt Nam và Big C Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà sản xuất, hợp tác xã, hộ nông dân, nhà cung cấp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ở các địa phương mở rộng mạng lưới phân phối vào kênh bán lẻ hiện đại, góp phần xây dựng thương hiệu, qua đó tạo thị trường tiêu thụ ổn định trong nước”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã