Bà Nguyễn Thanh Thủy, Vụ Trưởng Vụ KHCN và Môi trường (Bộ NN-PTNT), thừa nhận hạn chế này tại Hội nghị Phát triển nghiên cứu ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, vừa diễn ra mới đây.
Theo bà Thủy, Việt Nam vẫn đang trong quá trình tạo ra những sản phẩm vật liệu phục vụ cho công nghệ di truyền gen, đồng thời những dòng giống mang gen kháng bệnh, kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ cùng với một số tính trạng khác mới đang triển khai ở giai đoạn đầu. Hay, nói như TS. Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, những sản phẩm này này chỉ mới dừng ở phòng thí nghiệm.
Về nguyên nhân, ông Hàm cho rằng đó là do kinh phí quá ít. Kinh nghiệm trên thế giới, nghiên cứu cây trồng biến đổi gen gồm 5 bước, mất từ 10 năm với kinh phí từ 50-100 triệu USD. Thực tế, chúng ta mới làm được bước thứ 2, mà ngay bước này cũng mới chỉ làm một vài phần nhỏ.
Cây trồng biến đổi gen đang tạo năng suất ổn định và bà con nông dân giảm chi phí sản xuất |
Trong khi đó, PGS.TS Nông Văn Hải (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) lại lý giải, Việt Nam triển khai chương trình CNSH trong bối cảnh tiềm lực thấp, cán bộ, phòng thí nghiệm, trang thiết bị và khả năng công nghệ, vốn đầu tư đều thấp.
Do vậy, theo lời TS. Lê Huy Hàm, các nước mất tới 500 triệu USD mới làm được một giống. Trong khi đó, toàn bộ chương trình của chúng ta có 500 tỷ đồng, chỉ có thể tập trung cho một số cây thì chưa chắc đã cho ra kết quả.
Tuy nhiên, ông Hải cho hay, nếu cứ nhìn vào số tiền nghiên cứu của họ mà “choáng ngợp” thì chúng ta sẽ không làm được gì cả.
Còn về vấn đề chưa có sản phẩm CNSH ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, trên cương vị một nhà khoa học, ông Hải giải thích, tất cả các sản phẩm khoa học công nghệ, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu ứng dụng đều là sản phẩm của trí tuệ. Và đã gọi là sản phẩm trí tuệ thì nó phải được lưu trữ trong thư viện, trong các giảng đường để giảng dạy. Trong số đó, những cái gì đã phát triển đến ngưỡng, đủ ngưỡng thì sẽ phát triển thành những ứng dụng nhờ có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp.
“Muốn thành sản phẩm hàng hóa phải đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, còn ra được sản phẩm, đưa được vào sản xuất hay không phải có doanh nghiệp đầu tư”, ông Hải nói.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Cao Đức Phát, cho rằng không phải tự dưng những năm qua, Bộ tăng cường thúc đẩy phát triển cây biến đổi gen ở Việt Nam.
Theo ông, hiện có 2/3 bông, trên một nửa đậu tương, ngô trên thế giới là cây trồng biến đổi gen và được khảo sát là an toàn. Do đó, trước tiên phải mở đường cho cây biến đổi gen bằng cách làm hành lang pháp lý, định hướng dư luận xã hội. Nếu các nhà khoa học nghiên cứu ra mà cất phòng thí nghiệm hoặc xã hội không chấp nhận thì nghiên cứu làm gì? Phải có yêu cầu của sản xuất, thị trường thì khoa học mới có sức sống.
Đến nay, Bộ NN-PTNT đã tiến hành công nhận 3 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất, đồng thời xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn ghi nhãn đối với sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen theo quy định của Chính phủ.
Ông Phát nhận xét, 10 năm qua, các chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học vẫn nặng về tài trợ. Để chương trình nghiên cứu phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, không còn cách nào khác là thu hút được nguồn vốn của doanh nghiệp, biến những tri thức đó thành sản phẩm nông nghiệp có năng suất và chất lượng cao.
Bảo Hân
Theo vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã