Học tập đạo đức HCM

Ấm áp tình người

Thứ ba - 21/11/2017 23:01
Trong cuộc sống xô bồ, đầy áp lực, bon chen, dường như những câu chuyện buồn về bạo lực trong xã hội, về hành vi ứng xử thiếu văn hóa, về sự vô tâm của nhiều người trẻ đã quá quen thuộc.
Nhưng, những điều bình dị, tử tế, ấm áp tình người vẫn tồn tại quanh ta, trên mỗi cung đường, góc phố, khu dân cư Hà thành.
Nét đẹp đời thường
Ngày cuối tuần, ở góc phố Chùa Láng (quận Đống Đa), xe đẩy của chị bán đồ chơi trẻ con dừng lại, nhiều đứa trẻ xúm vào hò reo, đòi bố mẹ mua những thứ đồ chơi mình yêu thích. Trong số ấy, có ông bố gương mặt khắc khổ bế đứa trẻ trên tay, đôi mắt thâm quầng, dường như đã mất ngủ nhiều đêm. Đứa trẻ chừng 4 tuổi, đầu trọc lốc, trên tay chi chít những vết bầm tím, dấu hiệu của vỡ ven khi truyền dịch. Bé rất thích quả bóng bay hình con thỏ, với lấy, nhưng người bố chần chừ: “Thôi con ạ, ở trong buồng bệnh vẫn còn đồ chơi”, nhưng đứa bé không chịu, khóc đòi bố mua. Người bán hàng nhẹ nhàng gỡ chiếc bóng bay trao tận tay đứa bé: “Cô tặng con quả bóng này, mong con nhanh khỏi bệnh”. Món quà nhỏ, nhưng ấm áp tình người của chị bán đồ chơi dành cho em bé đang điều trị tại BV Nhi T.Ư khiến ai nấy đều thấy ấm áp trong lòng.
Trên chuyến buýt nhanh chạy dọc đường Láng Hạ – Lê Văn Lương chiều hôm ấy, có hai cụ già dắt nhau lên xe. Khi hai cụ vừa bước lên, một bạn thanh niên còn rất trẻ, nắm tay cụ ông, len qua dòng người đông đúc giờ tan tầm, lướt qua các hàng ghế đều không tìm thấy chỗ trống. Rất nhanh, hai bạn trẻ ngồi dãy ghế bên trái tự giác đứng dậy, mời hai cụ ngồi vào. Trên những chuyến xe buýt, đôi khi có những người vô tâm, phớt lờ, vẫn ngồi yên khi thấy phụ nữ mang thai, trẻ em và người già lên xe. Nhưng phần lớn trong số họ, khi thấy người già, trẻ nhỏ đều tự giác đứng lên nhường chỗ.
Nhiều người ở quê khi ra Hà Nội đều nghĩ rằng, con người TP vốn lạnh lùng, khó gần. Ấy vậy, nhưng điều bà Nguyễn Thị Mai (Diễn Châu, Nghệ An) lần đầu ra Thủ đô lại thấy Hà Nội rất thân thiện. Ở trọ gần Bệnh viện K để tiện đi khám bệnh, trong khi chờ kết quả, buổi chiều ra Hồ Gươm ngắm cảnh, bà lạc mất đường về BV. Bà như hoa mắt chóng mặt, mất phương hướng giữa phố phường đông đúc cùng những làn xe như mắc cửi. Nghe nói người TP lạnh lùng, bà rất ngại giao tiếp, nói đến chuyện hỏi đường lại càng sợ, nhỡ đâu gặp người xấu, đưa bà đến một nơi xa tít, rồi móc hết chỗ tiền bà dành khám bệnh thì sao. Nhưng chẳng lẽ lại đứng chôn chân giữa phố xá đông người, bà liền đánh liều hỏi một cậu thanh niên gần đấy. Không như suy nghĩ ban đầu của bà, cậu thanh niên ân cần, nhẹ nhàng: “Bà cứ đi lối này, gặp ngã tư trước mặt rẽ phải là đến cổng viện”. Như chưa yên tâm, cậu thanh niên tiếp tục rà xe máy đi theo rồi bảo: “Bà lên xe, con sẽ đưa đến tận nơi”. Khi đến cổng BV, bà không ngớt lời cảm ơn cậu thanh niên trẻ nhiệt tình, chu đáo, xóa tan suy nghĩ “người Hà Nội lạnh lùng” trong bà.
Đi ngang phố Nguyễn Chí Thanh, nhiều người từng chứng kiến biển hiệu nho nhỏ xinh xinh: “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy” của quầy quần áo từ thiện được một nhóm tình nguyện trẻ lập nên. Chủ nhân của quầy quần áo này cho rằng, ở Hà Nội vẫn còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, tủ quần áo sẽ mang đến nhiều điều ấm áp cho họ hơn.
Thêm yêu cuộc sống
Đôi khi, chậm lại một khoảnh khắc để chúng ta ngắm nghía con đường tấp nập, dòng người hối hả và chợt nhận ra những nét đẹp đời thường, những việc làm thầm lặng nhưng đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào. Nhiều lúc chỉ là nụ cười niềm nở, cái bắt tay thân thiện, lời xin lỗi đúng lúc, những hành động giản dị của những con người chân chất cũng làm cho chúng ta thêm yêu cuộc sống. Hành động của cậu thanh niên trên đường phố, của hành khách trên xe buýt, của chị bán bóng bay, của nhóm sinh viên tình nguyện… đã làm nên cái “chất” của người Hà Nội, niềm nở, ân cần, mộc mạc, văn minh, thanh lịch. Những hành động nhỏ ấy cũng minh chứng một điều, người Hà Nội không lạnh lùng, cô độc, “đèn nhà ai nhà ấy rạng” mà ngược lại, luôn quan tâm, chu đáo, ân cần trong cuộc sống thường ngày.
Có thể nói, những nét đẹp của người Hà Nội không bị bào mòn bởi dòng chảy thời gian và xô bồ của cuộc sống. Trọng tình là giá trị truyền thống trong nền văn hóa mang đậm tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.
Nguồn: kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay32,849
  • Tháng hiện tại977,913
  • Tổng lượt truy cập91,041,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây