Gia đình chị Hồ Thị Thuận ở xóm 5, xã Nam Anh (Nam Đàn) có 8 sào đất đồng, trước đây chuyên sản xuất cây màu, nhưng do thị trường không ổn định, nên thường xuyên rơi vào tình trạng được mùa rớt giá.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quả ổi phát triển đạt chất lượng tốt, người dân đều bọc quả ngay khi còn nhỏ. Ảnh: Thúy Tình
Đầu năm 2018, chị Thuận quyết định đầu tư cải tạo, trồng gần 300 gốc ổi giống Đài Loan. Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do cây ổi bị sâu bệnh nhiều, sau này được sự giúp đỡ của những người trồng ổi lâu năm, tự rút kinh nghiệm qua thực tế, dần dà vườn ổi của gia đình chị Thuận đã trĩu quả.
Thấy hiệu quả từ trồng ổi mang lại qua lần tham quan ở tỉnh Hưng Yên, gia đình anh Võ Văn Danh ở xóm 8, xã Nam Xuân cũng chuyển đổi sang trồng cây ổi Đài Loan trên gần 2ha vùng đồng. Chỉ sau 4 tháng cây ổi đã cho quả.
Theo anh Danh, để cây sinh trưởng, cho quả chất lượng, cần điều chỉnh chiều cao của cây quá 2m để nuôi thân, cắt tỉa cành và tạo thế để cây phát triển cân đối, thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ ngã vào mùa mưa bão.
Chỉ sau 6 tháng trồng, giống ổi Đài Loan đã cho thu hoạch. Ảnh: Thúy Tình
"Ưu thế là giống ổi này cho thu hoạch quanh năm, nhiều quả, chất lượng quả ngọt, giòn, ít hạt, được khách hàng ưa chuộng, bán dễ... Giai đoạn đầu 1 tháng thu hoạch 2 lứa, hiện tại 1 tuần thu hoạch 3 - 4 lứa; giá thu mua tại vườn đang từ 25.000 - 30.000 đồng/kg" - anh Danh cho biết.
Qua 1 năm trồng ổi tại vùng đồng, các hộ nông dân khẳng định trồng cây ổi khá phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Nam Đàn. Để ổi cho năng suất cao, ngoài việc đảm bảo nguồn nước tưới, cần sử dụng phân chuồng, đặc biệt là phân gà, kết hợp thường xuyên bám vườn, vun gốc, tỉa cành; cần bao bọc quả bằng túi nilon, loại bỏ ngay những quả bị sâu bệnh, ruồi vàng và bướm chích hút.
Vườn ổi tại đồng rau màu xã Nam Xuân (Nam Đàn). Ảnh: Thúy Tình
Ông Hồ Đình Thắng - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nam Đàn cho biết: Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, huyện chỉ đạo một số xã chuyển đổi vùng cao cưỡng, khó nước sản xuất cây rau màu, lúa sang trồng cây ăn quả. Qua quá trình đã có một số cây trồng đến thời điểm thu hoạch như cây ổi, cam, bưởi.
Đặc biệt, đối với cây ổi, thời gian thu hoạch khá nhanh, thị trường tiêu thụ lớn. Tiến tới huyện chỉ đạo các vùng sản xuất ổi xây dựng quy trình ổi sạch, theo VietGAP.
Việc đưa cây ổi ra vùng đồng của các hộ dân ở Nam Anh, Nam Xuân đã khẳng định sự chuyển đổi và đầu tư đúng hướng, tạo đà để các hộ nông trên địa bàn làm theo, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng chuyên canh, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. |
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã