Học tập đạo đức HCM

Bỏ túi ni lông cho môi trường sạch bền vững

Thứ hai - 23/07/2018 22:06
Với đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên, túi ni lông, rác thải nhựa cùng các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội, sức khỏe con người. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen tiêu dùng, hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa đang được các cấp, ngành tích cực triển khai.

 

Túi ni lông và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được người dân xã Yên Trung (huyện Thạch Thất) thu gom đúng nơi quy định.Ảnh: Thái Hiền

Hiện diện khắp nơi

Vô cùng tiện lợi và giá rất rẻ, mỗi kilôgam túi ni lông thông thường được bán ở các chợ chỉ 30-50 nghìn đồng. Đó là nguyên nhân khiến túi ni lông có mặt ở tất cả mọi nơi, từ hàng rau, hàng thịt ngoài chợ đến các cửa hàng, trung tâm thương mại sầm uất. Bà Phạm Thị Định ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng cho biết, mỗi ngày đi chợ, bà mang về nhà từ 5 đến 15 chiếc túi ni lông các loại. Sau khi sử dụng một lần đều được bỏ vào thùng rác.

Ngoài ra, ni lông, chai lọ nhựa còn là bao bì đựng rất nhiều các mặt hàng trên thị trường hiện nay… Sự tiện lợi đó khiến rác thải nhựa và túi ni lông hiện diện khắp mọi nơi. Trên cánh đồng xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, không khó để bắt gặp những vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được bà con vứt ngay tại bờ ruộng. Ông Lê Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết, những năm gần đây, bà con trong xã đã chuyển đổi hàng chục héc ta lúa sang trồng cam Canh, bưởi Diễn và phật thủ. Quá trình canh tác phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhưng việc thu gom bao bì để đúng nơi quy định vẫn chưa triệt để nên đã ảnh hưởng nhất định tới môi trường. Còn ở khu vực ven sông Nhuệ đoạn qua xã Cự Khê và Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai) tập trung rất nhiều túi ni lông gây ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy...

Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày, cả nước thải ra khoảng 18 nghìn tấn rác thải nhựa. Riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Từ chỗ tiện lợi dùng xong rồi bỏ đi, lượng túi ni lông, đồ nhựa như hộp xốp, ống hút không phân hủy… ngày một gia tăng, đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, túi ni lông được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường sẽ tồn tại từ hàng chục năm tới một vài thế kỷ trong tự nhiên. Túi ni lông gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, như: Ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng; cản trở dòng chảy, dẫn đến những kênh rác chứa ruồi, muỗi, ký sinh trùng gây bệnh...

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, tình trạng gia tăng túi ni lông và rác thải nhựa có nguyên nhân chính do sự tiện dụng và giá rẻ. Để hạn chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung nhiều giải pháp, trong đó có việc quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa tại môi trường tự nhiên; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen tiêu dùng và loại bỏ rác thải nhựa. Bộ cũng thống nhất với Bộ Tài chính đề xuất, đưa ra khung giá túi ni lông thông thường cao hơn và có chính sách ưu đãi cho những cơ sở sản xuất nhựa, túi ni lông thân thiện với môi trường.

Những giải pháp thực chất và hiệu quả

Trước thực trạng trên, không ít giải pháp đã được nhiều địa phương áp dụng để hạn chế việc sử dụng túi ni lông. Với Hà Nội, thành phố đang nỗ lực nhiều giải pháp để tuyên truyền, nhân rộng những cách làm hay. Theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái, cơ quan quản lý nhà nước đã kết nối với các tổ chức, nhóm cộng đồng, trường học và doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Các nhóm này hướng dẫn người dân phương pháp "sống xanh", hạn chế sử dụng túi ni lông và rác thải nhựa; làm đồ tái chế; sản xuất và sử dụng ống hút làm từ tre, inox… thay thế ống hút nhựa...
 

 

Tiện lợi và giá rẻ là nguyên nhân túi ni lông đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Ảnh: Hùng Võ

"Là một trong những nhóm hoạt động về môi trường, Lees Bas Verts (Những bước chân xanh) đã tập hợp một số học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hà Nội thu lượm túi ni lông, sau đó, nhồi chặt vào các chai nhựa đựng nước, để ghép thành bồn hoa, bàn ghế... Ni lông, rác thải nhựa được tái sử dụng, trở thành hàng hóa có giá trị, thân thiện với môi trường", chị Lê Phương Trà, một thành viên trong nhóm chia sẻ.

Thực tế thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý và chuyển hóa rác thành năng lượng, sản phẩm có ích. Hiện, dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện do Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng Nhật Bản (NEDO) tài trợ, áp dụng công nghệ tiên tiến, biến chất thải công nghiệp thành nhiên liệu chạy máy phát điện, đã được vận hành…

Bên cạnh đó, UBND thành phố đang chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xây dựng các nhà máy xử lý rác với công nghệ hiện đại và ít ảnh hưởng đến môi trường, dự kiến sẽ vận hành trong giai đoạn 2019-2020. Đó là Nhà máy Điện rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), công suất 4.000 tấn/ngày-đêm; Nhà máy Xử lý rác thải Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì), công suất 2.500 tấn/ngày-đêm; Nhà máy Xử lý chất thải Đồng Ké (huyện Chương Mỹ), công suất 1.500 tấn/ngày-đêm; Nhà máy Xử lý chất thải rắn chuyển thành năng lượng Khu xử lý rác thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây), công suất 1.500 tấn/ngày-đêm; Nhà máy Xử lý rác thải Châu Can (huyện Phú Xuyên), công suất 800 tấn/ngày-đêm...

Cùng với những dây chuyền xử lý rác (trong đó có túi ni lông và phế thải nhựa) hiện đại này, ý thức của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn, bỏ rác đúng nơi quy định cũng như chuyển đổi thói quen lạm dụng dùng túi ni lông có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Rất cần nhân rộng hơn những hoạt động thiết thực, mang lại hiệu quả cao như: Đan làn nhựa từ chính nguyên liệu nhựa bỏ đi và sử dụng để thay túi ni lông khi đi chợ của hội viên Chi hội Phụ nữ số 5, phường Xuân La (quận Tây Hồ); sử dụng làn nhựa đi chợ của hội viên Hội Phụ nữ Tổ dân phố 12, phường Quang Trung (Hà Đông)...

Việc hạn chế sử dụng túi ni lông chỉ đạt hiệu quả khi các chủ trương, chính sách được áp dụng đồng bộ trên thực tế, cùng với việc nâng cao ý thức của người dân về mối nguy hại cho tương lai khi sử dụng sản phẩm tiện lợi nhưng gây hại lớn này.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mai

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm518
  • Hôm nay58,197
  • Tháng hiện tại763,310
  • Tổng lượt truy cập90,826,703
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây