Đặc điểm
Cá bống mú (Gobio gobio) thuộc họ cá chép, sống ở môi trường nước lợ và nước mặn. Cá có kích thước vừa, nặng gần 1 kg/con. Đây là một loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế ở Việt Nam, loại cá này dễ nuôi nhưng quá trình chăm sóc cũng rất công phu. Ở Việt Nam, cá phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Trung bộ đến Hà Tiên, Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang.
Cá bống mú cho giá trị kinh tế cao - Ảnh: Trần Út
Cá bống mú sinh trưởng rất nhanh, ít bệnh tật, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn là các loại cá tạp dễ kiếm. Đặc biệt, giá thành luôn ở mức cao, đầu ra ổn định. Tuy nhiên, để nuôi thương phẩm loại cá này đạt hiệu quả cao cần duy trì môi trường nước trong sạch, cứ 15 ngày là phải thay nước ao nuôi, mỗi lần thay khoảng 50%.
Cùng đó, có thể nuôi cá bống mú kết hợp với các đối tượng là nguồn thức ăn cho cá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm giá thành sản phẩm vừa chủ động thức ăn cho cá. Ngoài ra, để phát triển lớn mạnh phải sản xuất được con giống và xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng lớn.
Tiềm năng phát triển
Vì là đối tượng có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định nên cá bống mú được lựa chọn phát triển nuôi thương phẩm ở nhiều vùng nước lợ. Điển hình tại ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, Cà Mau hiện đang có nhiều người lựa chọn và đưa giống cá bống mú vào nuôi thương phẩm. Trong đó, ông Hồ Văn Hậu đã nuôi cá bống mú hơn 4 năm qua. Với diện tích mặt nước khoảng 500 m2, mỗi năm ông thả 500 con cá giống; thời gian nuôi gần 8 tháng, cá đạt trọng lượng từ 800 g đến 2 kg. Với giá bán khoảng 160.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi năm ông lãi gần 50 triệu đồng.
Thấy được hiệu quả kinh tế, đầu năm 2016, Hội Nông dân huyện Phú Tân đã đầu tư cho 14 hộ dân ở ấp Xẻo Sâu nuôi cá bống mú, với số vốn 200 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân. Mỗi hộ được đầu tư 10 - 30 triệu đồng. Ðến nay, các mô hình của 14 hộ đều phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, cá đạt trọng lượng 400 - 700 g/con. Hiện nay, mô hình nuôi cá bống mú đang có sức hấp dẫn đối với nhiều nông dân trên địa bàn xã Nguyễn Việt Khái. Bởi cá nuôi lớn nhanh, ít bệnh, chi phí thấp, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương, lãi cao.
>> Ông Trần Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Tân cho biết: Qua kiểm tra thực tế các hộ nuôi thấy hiệu quả mô hình này rất khả quan. Hội đang triển khai mở rộng mô hình, từng bước thay thế một phần diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả. Ðồng thời, khuyến cáo người dân đa dạng hóa vật nuôi để tránh tình trạng trúng mùa rớt giá. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã