Học tập đạo đức HCM

Cả làng đồng loạt bỏ lúa trồng "cỏ dại" lại có tiền quanh năm

Thứ ba - 27/03/2018 20:47
Vì hiệu quả kinh tế cao từ cây cỏ lác-vốn là cây cỏ dại nên gần như hộ dân nào ở xã Mỹ Đức, huyện Càng Long (Vĩnh Long) cũng bảo nhau bỏ lúa trồng loại cây này. Từ trồng cây cỏ lác, người dân trong xã có việc làm, thu nhập quanh năm. Chỉ riêng tính tiền bán cỏ lác nguyên liệu dệt chiếu thôi thì giá trị kinh tế mỗi công trồng loài cỏ này đã cao hơn trồng lúa 5-6 lần.

Mấy năm qua, người dân xã Đức Mỹ ở Trà Vinh mạnh dạn chuyển đổi hàng nghìn ha đất trồng lúa sang trồng cỏ lác làm thủ công mỹ nghệ.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 1

Hơn mười năm trước, nhận thấy cây lúa trên vùng đất nhiễm phèn kém hiệu quả, giá cả lại bấp bênh, trong khi ngành thủ công mỹ nghệ đan lát đang phát triển mạnh, nên chính quyền xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh vận động người dân chuyển sang trồng cỏ lác để cung ứng nguyên liệu và hướng tới lập làng nghề.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 2

Ban đầu diện tích trồng lác chỉ vài chục ha, nhưng vì mang lại hiệu quả cao nên người dân ngày càng mạnh dạn bỏ cây lúa, chuyển sang trồng cỏ lác.

"Cây lác mỗi năm làm ba vụ, thu hoạch mỗi công (1.000 m2) được 1,5 tấn lác phơi khô, với giá bán tại ruộng 14.000 -18.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí nông dân còn lời 15 - 18 triệu đồng, gấp 5 - 6 lần so với cây lúa", nông dân Trần Văn Khi đang thu hoạch 3 công lác của gia đình phấn khởi nói.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 3

Lác được thu hoạch, chẻ thành sợi nhỏ và phơi tại ruộng. 

Người dân địa phương chế máy chẻ sợi lác, cho sản phẩm rất đều và năng suất gấp 5 lần so với làm bằng tay.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 4

Người dân địa phương chế máy chẻ sợi lác, cho sản phẩm rất đều và năng suất cao gấp 5 lần so với làm bằng tay.

 

 

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 5

Mỗi nhân công phơi lác được trả 100.000 - 125.000 đồng một ngày.  

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 6

Lác nguyên liệu ở Đức Mỹ được các làng nghề ưa chuộng vì cọng dài hơn hai mét, chất lượng tốt, màu sắc đẹp.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 7

Nguồn nguyên liệu sẵn có, người dân xã Đức Mỹ học nghề, đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. "Mỗi tháng cơ sở của tôi làm ra khoảng hơn 500 đôi chiếu loại 1 và 2, tiêu thụ với giá 140.00 - 180.000 đồng một cặp; tạo việc làm cho gần 10 lao động nông thôn", chủ cơ sở sản xuất chiếu ở xã Đức Mỹ nói.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 8

"Tận dụng nguồn nguyên liệu loại thải, mỗi tháng gia đình tôi làm ra khoảng 6.000 chiếu loại ba với giá 16.000 đồng một chiếc, phục vụ cho bệnh nhân cùng người nhà khi nằm viện", bà Văn Thị Nuôi nói và cho biết, sau khi trừ chi phí, mỗi chiếc chiếu còn lời 1.000 đồng.

 

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 9

Làng nghề phát triển mạnh, cơ sở sản xuất máy dệt chiếu của ông Ngô Văn Hùng (60 tuổi) không kịp bán cho người dân địa phương. "Hai người lắp ráp trong tám ngày xong một máy, bán cho bà con với giá 22 triệu đồng. Nhờ máy, chiếu làm đẹp hơn nên tiêu thụ mạnh, người dân đặt tôi làm không kịp", ông Hùng nói.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 10

Hiện có gần 2.000 hộ dân ở xã Đức Mỹ làm trong các tổ hợp tác xã gắn bó với nghề chẻ, phơi khô, dệt thảm, dệt chiếu cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu với thu nhập mỗi người khoảng 3 - 5 triệu đồng một tháng.

 ca lang dong loat bo lua trong 'co dai' lai co tien quanh nam hinh anh 11

Thương lái đến Đức Mỹ thu mua lác nguyên liệu về cung cấp cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Theo ông Trương Văn Dũng - Cán bộ UBND Xã Đức Mỹ, địa phương có gần 4.000 hộ dân, với khoảng 2.000 ha đất nông nghiệp. Hiện, chỉ còn hơn 300 hộ canh tác gần 100 ha đất lúa. Số còn lại đã chuyển sang canh tác cây lác với diện tích hơn 1.900 ha, cho thu nhập cao, đời sống người dân không ngừng cải thiện.

Địa phương đã thành lập hợp tác xã sản xuất thu mua lác nguyên liệu."Nơi đây sẽ đảm nhiệm việc cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phụ trách kỹ thuật và bao tiêu lác nguyên liệu sau thu hoạch cho bà con nông dân, tránh bị tư thương ép giá", ông Dũng cho biết.

 
Theo Huy Phong (VNE)
 Tags: cây cỏ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm337
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại829,278
  • Tổng lượt truy cập90,892,671
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây