Theo Quyết định 767/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình thí điểm hợp tác xã (HTX), HTX Hoằng Hợp (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai một vùng 27,63ha trên địa bàn 5 thôn gồm: Minh Quang, Lộc Ất, Quỳ Thanh, Đức Giáo 10 và Đức Giáo 11 với 215 hộ tham gia. Nguồn kinh phí 698 triệu đồng.
Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí sản xuất cho các hộ dân như làm đất, gieo cấy, thu hoạch, phun thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, còn giúp giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế rõ.
Qua đó, giúp giải quyết bức xúc về lao động thời vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, khiến thay đổi tư duy sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn…nâng cao các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Rau VietGAP của HTX Hoằng Hợp đã có thời điểm “đắt như tôm tươi”. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa tặng giấy khen hợp tác xã này trong việc áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP.
Bà Phạm Thị Mai (thôn Phú Quý, xã Hoằng Hợp) cho biết: “Nhà có làm 1,5 mẫu rau sạch như trồng mướp đắng, dưa chuột, su su…thì một vụ (3 tháng) tùy vào thời điểm cũng được khoảng 10 triệu đồng/sào. Thế nhưng, có nhiều vụ, gia đình mất trắng vì rau do thị trường tiêu thụ rất chậm. Từ khi tham gia vào chương trình VietGAP và được đi tập huấn các lớp sản xuất rau an toàn, tôi mới thấy, các bước gieo trồng, chăm sóc cũng không khó lắm, so với cấy lúa thì trồng cây màu vẫn hơn”.
Thế nhưng, việc sản xuất rau an toàn với chi phí đầu tư lớn, giá cả biến động, thị trường ngày một thu hẹp, nhiều hộ gia đình không tham gia vào chương trình rau khép kín vẫn “sống khỏe” do đầu tư thấp, giá thành cạnh tranh không mấy chênh lệch, rau trồng sản xuất ít, việc tiêu thụ rất nhanh không phụ thuộc nhiều thương lái.
“Do thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn còn kém nên hiện nay, HTX Hoằng Hợp mới chỉ bao tiêu được 45% sản lượng rau VietGAP trên địa bàn. Dù sản phẩm rau VietGAP Hoằng Hợp đã có tem, bao bì, logo…nhưng sự bao tiêu vẫn chưa như mong đợi. Gần đây nhất, một số siêu thị cũng ngừng ký kết nhập rau từ HTX khiến khó khăn càng chồng chất” - ông Nguyễn Huy Thụ - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Hợp.
Theo doanhnghiepvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025