Trong thời gian qua, diện tích nuôi trồng hữu cơ của nước ta ngày càng tăng đáng kể. Cụ thể, diện tích nuôi trồng hữu cơ năm 2015 ước đạt khoảng hơn 76 nghìn ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010.
Nhiều hộ nông dân cũng nắm bắt cơ hội phát triển của sản phẩm hữu cơ, đã liên kết hình thành tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) theo phương thức tự nguyện áp dụng theo tiêu chuẩn của Hệ thống đảm bảo sự tham gia do Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ xây dựng và ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trong bối cảnh hiện nay, xu thế sản xuất, kinh doanh các sản phẩm NNHC đang là xu hướng phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội. Sản xuất NNHC phù hợp với chủ trương tái cơ cấu của ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng đang xuất hiện nhiều loại sản phẩm đóng nhãn mác thực phẩm hữu cơ, nhưng chưa thực sự phù hợp với tiêu chuẩn về sản xuất NNHC, không đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm khiến cho tâm lý người tiêu dùng hoang mang, thiếu tin tưởng vào chất lượng các loại thực phẩm hữu cơ lưu thông trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong - Tổng giám đốc Công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa, khó khăn lớn nhất để phát triển NNHC đó là nhận thức của người dân vẫn làm theo kiểu tự cung tự cấp. Nhiều DN, nông trại lớn vẫn chưa chú trọng đến phát triển nông sản, đồng thời có hiện tượng rau trồng của mình để riêng và rau bán thì để riêng.
Còn ông Nguyễn Xuân Hồng - Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, phát triển NNHC của Việt Nam còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như Việt Nam chưa có chính sách và pháp luật để thúc đẩy phát triển NNHC; ngoài ra còn có các thách thức như quy hoạch vùng sản xuất NNHC, chưa có nguồn nhân lực…
Trước khi xây dựng đề án này cần có một cuộc điều tra cơ bản về NNHC ở Việt Nam để có thể đánh giá hết được tiềm năng lợi thế, khó khăn, thách thức… từ đó có thể đưa ra được chiến lược, sản phẩm chính, vùng trọng điểm có lợi thế để phát triển NNHC.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, trước mắt cần rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý của chúng ta. Trong Nghị định sắp tới, một trong những điều cơ bản là phải đưa ra các điều kiện cho các tổ chức chứng nhận và những tiêu chuẩn để sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ. Cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, có thể dự báo được thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần có lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Như vậy phát triển NNHC mới bền vững.
Theo ông Đào Thế Anh - Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm, cần tập trung giải quyết một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước và hoàn thiện chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, ưu đãi trong giao và cho thuê đất và miễn giảm thuế thu nhập cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
HS
http://thoibaonganhang.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã