Học tập đạo đức HCM

Hoạt động giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm

Thứ năm - 07/06/2018 05:18
Nhằm đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dạy - học, các trường trên địa bàn cần tăng cường tổ chức chương trình, hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm thực tế cho lứa tuổi học sinh; đội ngũ giáo viên phải tích cực, sáng tạo đổi mới phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trên lớp, linh hoạt triển khai chương trình giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm ngoài giờ để học sinh có được môi trường học tập ngày càng tốt hơn, phát triển kỹ năng, phẩm chất một cách toàn diện... Đó là những chia sẻ của ông Đoàn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND Q. Hải Châu (TP Đà Nẵng) khi đến tham gia lớp học trải nghiệm của giáo viên, học sinh Trường Mầm non - Tiểu học & THCS Đức Trí.

Những hoạt động giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm cần được nhân rộng,
nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập ngày càng tốt hơn.

Thỏa sức sáng tạo

Đến với các buổi học trải nghiệm thực tế khám phá thiên nhiên, đời sống sản xuất, chúng tôi được chứng kiến một không khí học tập đầy hứng khởi của học sinh và giáo viên. Bằng phương pháp dạy học “thực học, thực nghiệm”, “học mà chơi, chơi mà học”, các bài giảng của giáo viên càng trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Bằng nỗ lực của nhà trường, đội ngũ giáo viên, cùng sự hưởng ứng của phụ huynh học sinh, các buổi học theo hướng khám phá, trải nghiệm ngày càng được tổ chức thường xuyên, bài bản, thực chất hơn, nhằm góp phần thay đổi cách dạy, cách học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức người học.

Chính những hiệu quả từ hoạt động giáo dục bằng phương pháp học tập khám phá, trải nghiệm, nên trong thời gian qua, Trường Mầm non - Tiểu học & THCS Đức Trí đã thường xuyên tổ chức các buổi học tại khu vườn thực nghiệm của nhà trường. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các lớp học diễn ra hết sức sinh động, hấp dẫn, học sinh hào hứng tham gia hoạt động khám phá thế giới thiên nhiên, cuộc sống lao động sản xuất. Các em được nhập vai làm bác nông dân trực tiếp tham gia trồng rau, thu hoạch các loại nông sản.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Khuyên - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Đức Trí, các buổi học ngoài trời diễn ra ngay trên cánh đồng, khu vườn sinh thái nên hết sức sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Những bài học gắn với hoạt động khám phá tự nhiên, đời sống sản xuất tạo cảm giác cho học sinh như đang trải nghiệm, khám phá thế giới cuộc sống.

Cần nhân rộng

Nói về hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng theo hướng trải nghiệm, khám phá tại nhà trường, Nhà giáo Ưu tú Lê Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Mầm non - Tiểu học &THCS Đức Trí chia sẻ: “Với sự nỗ lực gần 10 năm qua, nhà trường đã xây dựng được khu vườn thực hành sinh thái có diện tích hơn 7.000m2 và hơn 2.000m2 đồng ruộng. Chúng tôi nhận thấy khu vườn đã tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh tham gia các buổi học thực tế ngoài trời theo hướng khám phá, trải nghiệm. Từ khu vườn này, đội ngũ giáo viên đã xây dựng chương trình giảng dạy cho nhiều môn học, nhiều chủ đề, hình thành kỹ năng viết, sáng tạo, lao động, vui chơi, cắm trại... Thực sự khu vườn đã mang lại môi trường trải nghiệm - giáo dục hiệu quả. Một điều đặc biệt của những lớp học này là đều có sự tham gia của phụ huynh học sinh. Mục đích là tạo sự tương tác hiệu quả giữa gia đình - nhà trường, giáo viên - phụ huynh - học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục toàn diện”.

Như nhìn nhận của cán bộ phụ trách công tác chuyên môn phòng GD-ĐT Q. Hải Châu, việc đưa các hoạt động tham quan, khám phá, trải nghiệm thế giới tự nhiên, cuộc sống lao động, sản xuất vào trong chương trình học tập của học sinh có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Còn ông Đoàn Ngọc Sơn nhấn mạnh: Việc nhà trường tổ chức chương trình, hoạt động trải nghiệm thực tế như thế này là rất tốt cho lứa tuổi học sinh. Những hoạt động giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm cần được nhân rộng, nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập ngày càng tốt hơn. Các trường học cần huy động, vận dụng linh hoạt các nguồn lực, điều kiện để tăng cường tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Đội ngũ giáo viên tích cực hoàn thiện trình độ chuyên môn, phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trên lớp cũng như ngoài giờ để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, đẩy mạnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

KHẢI MINH/ CAND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Hôm nay84,200
  • Tháng hiện tại789,313
  • Tổng lượt truy cập90,852,706
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây