Học tập đạo đức HCM

Cây có múi nguy cơ “vỡ trận”: Dự báo nhiều cuộc giải cứu sắp tới

Chủ nhật - 13/05/2018 21:52
“Phát triển tưng bừng” - đó là ví von của ông Nguyễn Như Cường - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) về tình hình phát triển cây có múi một cách ồ ạt ở các địa phương hiện nay. Theo ông, nếu không có các giải pháp khuyến cáo kịp thời thì rất có thể sẽ có nhiều cuộc giải cứu cam, quýt, bưởi trong tương lai không xa.

Diện tích tăng chóng mặt

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, hiện nay, cam, bưởi, quýt nằm trong top 15 loại cây trồng có diện tích lớn nhất (trên 100.000ha) và sản lượng lớn nhất (trên 100.000 tấn/năm) trong sản xuất cây ăn quả nước ta hiện nay, cùng với chuối, xoài, vải, nhãn, thanh long, dứa, sầu riêng, chôm chôm, mít, chanh và ổi.

 

Cây có múi nguy cơ “vỡ trận”: Dự báo nhiều cuộc giải cứu sắp tới - 1

Cây có múi đang là hấp lực lớn với nhà nông vì lợi nhuận cao (ảnh: Vườn bưởi da xanh tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng). Ảnh: C.L

Việc phát triển quá ồ ạt không theo quy hoạch có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh. Trên thực tế, năm 2015, bệnh vàng lá greening -  loại bệnh có thể coi là “vô phương cứu chữa” với cây cam, quýt đã được phát hiện tại Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội và Thái Nguyên; với 16,6% mẫu cam sành Hà Giang, 72,7% quýt ngọt Bắc Sơn (Lạng Sơn), 100% mẫu chanh Thanh Yên, 100% mẫu cam Vinh... dương tính với bệnh.

Trong đó, một số địa phương vùng Trung du miền núi phía Bắc đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm. Tổng diện tích cam, quýt, bưởi của vùng đạt khoảng 43.500ha, chiếm 23,5% diện tích cây ăn quả toàn vùng, chiếm 60% diện tích cam, quýt, bưởi các tỉnh phía Bắc (72.600ha) và bằng 27,6% diện tích cây có múi cả nước (157.400ha).

Có thể nhận thấy, trong định hướng phát triển nông nghiệp của nhiều địa phương các tỉnh phía Bắc luôn dành một vị trí trang trọng cho cây có múi. Yên Bái đã và đang tiến tới xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cam Văn Chấn, bưởi Đại Minh và cam Lục Yên; tỉnh Tuyên Quang cũng có nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả có múi (chủ yếu là cam sành) tại những vùng sinh thái có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như Hàm Yên, Chiêm Hóa…

 

Là quê hương của vải thiều vậy mà vài năm trở lại đây, nhiều diện tích vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng phải nhường chỗ cho các loại cây có múi (cam Canh, cam Vinh). Theo Phòng NNPTNT Lục Ngạn, toàn huyện hiện có khoảng 5.200ha cây ăn quả có múi, tăng 1.300ha so với năm 2016. Năm 2017, sản lượng cây ăn quả có múi ước đạt 40.000 tấn, tăng hơn 10.400 tấn so với vụ trước.

Lợi nhuận “khủng” từ các loại cây ăn quả có múi khiến giá thuê  đất sản xuất ở địa phương này cao ngất ngưởng, dao động từ 50 – 100 triệu đồng/sào, cá biệt có những địa phương như xã Hồng Giang, nơi phong trào trồng cây có múi đang phát triển mạnh mẽ, giá thuê lên đến 100 triệu đồng/sào.

Bưởi da xanh giờ không còn là đặc sản Bến Tre và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà đã được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trồng và đã có sản phẩm cung cấp ra thị trường. Sở NNPTNT tỉnh này cũng xác định, trồng cây ăn quả có múi là một trong những hướng đi mới, được ưu tiên phát triển.

Dự cảm… vỡ trận trong tương lai

Cây có múi nguy cơ “vỡ trận”: Dự báo nhiều cuộc giải cứu sắp tới - 2

Năm 2017, diện tích cây có múi tăng so với năm 2016

Đến thời điểm này, trồng cây ăn quả có múi vẫn là hướng đi cho lợi nhuận lớn. Chỉ cần một vụ “được mùa trúng giá” nông dân sẽ có tiền tỷ trong tay. Vậy nên, việc nông dân ở khắp các địa phương bỏ lúa và nhiều cây trồng khác để trồng cây ăn quả có múi là điều dễ hiểu.

Tại họp báo thường kỳ quý II.2018 của Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Như Cường - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng thừa nhận, diện tích cây ăn quả có múi đang tăng trưởng chóng mặt. Đơn cử, năm 2017, đã có 22.000ha cây ăn quả có múi “phình ra” so với năm 2016, trong đó, diện tích cam hiện tại là 90.000ha, tăng 10.000ha; diện tích bưởi tăng 13.000ha so với năm 2016.

“Đây là những loại cây đòi hỏi cao về điều kiện đất đai nhưng sản phẩm lại chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa vậy mà mấy năm nay nông dân đua nhau mở rộng diện tích. Kết quả, cây có múi đang phát triển tưng bừng” - ông Cường ví von.

Về quy hoạch đối với cây có múi, ông Cường khẳng định, theo quy định mới là không có quy hoạch, và tới đây cũng sẽ không có, đặc biệt là với những loại cây diện tích trồng không ở phổ rộng như cây có múi. Tuy nhiên, nhận thấy sự phát triển quá nóng, cuối tháng 3.2018, Cục Trồng trọt cũng đã có văn bản khuyến cáo các địa phương cần phát triển cơ cấu cây trồng hợp lý, trong đó có diện tích trồng cây có múi, giảm tối đa tình trạng được mùa mất giá, thị trường phải tham gia giải cứu nông sản.

“Nông nghiệp sản xuất theo thị trường. Bộ NNPTNT không được phép yêu cầu địa phương, nông dân không được trồng cây này, cây kia. Có chăng chỉ là ra văn bản khuyến cáo địa phương, nông dân sản xuất như thế nào cho hợp lý, giảm tối đa rủi ro” - ông Cường cho hay.

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm417
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,821
  • Tổng lượt truy cập90,867,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây