Học tập đạo đức HCM

Vốn Agribank giúp hàng ngàn hộ xứ Quảng làm giàu

Thứ hai - 14/05/2018 20:10
Dân Việt) Nhờ tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Quảng Nam (Agribank Quảng Nam) mà hàng ngàn hộ nông dân ở địa phương có điều kiện mở rộng chăn nuôi, phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Giàu có nhờ vốn Agribank

Ông Hà Thạch – Giám đốc Agribank Quảng Nam cho biết, từ 2008 đến nay, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong vấn đề đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank tỉnh Quảng Nam tăng trưởng liên tục, chất lượng tín dụng tốt, qua đó đã góp phần không nhỏ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh và giúp cho hàng ngàn nông dân có vốn để phát triển sản xuất.

 von agribank giup hang ngan ho xu quang lam giau hinh anh 1

 von agribank giup hang ngan ho xu quang lam giau hinh anh 2

Vốn vay ưu đãi của Agribank đã giúp nhiều hộ dân ở Quảng Nam phát triển chăn nuôi, trồng trọt.  Ảnh: P.V

"Tổng dư nợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn cuối năm 2017 đạt 7.965.613 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 77,17% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (10.321.726 triệu đồng), tăng gần 12 lần so với năm 2008. Đặc biệt chất lượng tín dụng đối với cho vay nông nghiệp nông thôn là rất thấp, tỷ lệ nợ xấu 0,51%”.

Ông Hà Thạch

Anh Lê Phương Đông ở thôn 2, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn chia sẻ, trước đây gia đình anh chủ yếu kinh doanh vận tải. Để mở rộng kinh doanh, anh đã mạnh dạn đầu tư xây chuồng trại để chăn nuôi lợn. Cùng với số vốn tích góp từ trước, anh vay thêm vốn của Agribank Hương An để đầu tư xây dựng chuồng trại.

“Ban đầu xây dựng chuồng trại trên diện tích 2.000m2, với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ, trong đó gia đình tôi vay Ngân hàng Agribank gần 1 tỷ đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn… Lứa đầu tiên tôi thả nuôi 1.000 con lợn thịt, sau hơn 4 tháng thì xuất chuồng. Thấy hiệu quả nên tôi quyết định thả nuôi tiếp và hiệu quả đem lại khá cao. Hiện nay, bình quân mỗi năm gia đình tôi thả từ 2 – 2,5 lứa/năm, mỗi lứa trên 1.000 con. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình tôi thu lãi 500 - 600 triệu đồng/năm” – anh Đông phấn khởi.

Theo anh Đông, thấy chăn nuôi hiệu quả nên gia đình anh tiếp tục vay vốn của Agribank để mở rộng kinh doanh.  Hiện nay, ngoài kinh doanh vận tải, chăn nuôi lợn, gia đình anh còn trồng cao su, kinh doanh hàng nông sản, như sắn, mủ cao su… Với các hoạt động này, năm 2017, doanh thu của gia đình tăng cao, lãi trên 750 triệu đồng. “Tôi luôn gắn bó với Agribank Hương An bởi các thủ tục, hồ sơ vay vốn khá thuận tiện. Đến Agribank Hương An, chúng tôi tìm thấy sự gần gũi, niềm nở, thân tình đúng như tên gọi “Agribank - ngân hàng của nông dân”. Agribank thực sự là điểm tựa, là lực đẩy giúp cho các hộ nông dân chúng tôi dám nghĩ, dám làm để vươn lên phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng…” –anh Đông khẳng định.

Dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm gần 75%

Theo ông Hà Thạch, thời gian qua, Agribank Quảng Nam đã hỗ trợ, tiếp vốn kịp thời và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân trên địa bàn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khai thác hiệu quả tiềm năng tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập đáng kể.

“Tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn (thực hiện theo Quyết định 67/2002/QĐ-TTg) đạt 645.964 triệu đồng, nâng tổng dư nợ đến ngày 31.12.2017 đạt  7.695.913 triệu đồng, với 52.622 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 74,5% trong tổng số dư nợ cho vay nền kinh tế. Tổng doanh số cho vay  43.880.993 triệu đồng. Trong kết quả cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank tỉnh Quảng Nam, cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 13.676.711 triệu đồng, có 24.601 khách hàng vay vốn, chiếm tỷ trọng gần 16% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

“Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chương trình tín dụng của Chính phủ đã tạo cơ hội cho các đối tượng, thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Đây là cơ sở để góp phần tăng thu nhập đời sống dân cư nông thôn và nguồn vốn góp phần cải thiện nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật nông thôn...” – ông Thạch nhấn mạnh.

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,080
  • Tổng lượt truy cập90,880,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây