Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi khởi sắc nhưng vẫn rủi ro

Thứ tư - 28/05/2014 23:09
Sau thời gian dài đối mặt với dịch bệnh, giá nhiều loại gia súc, gia cầm đang cao ngất ngưởng. Điều này đã tạo động lực, kích thích người chăn nuôi đầu tư chuồng trại để khôi phục lại đàn. Tuy nhiên, người nông dân rất cần sự đồng hành của các ngành chức năng và doanh nghiệp, bởi rủi ro trong chăn nuôi vẫn đang hiện diện.

Qua cơn “bĩ cực”


“Chung thủy” với nghề chăn nuôi dù trải qua nhiều thăng trầm, vừa qua gia đình chị Nguyễn Thị Thúy ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) bất ngờ được “lộc” lớn. Mới đây, gia đình chị đã xuất chuồng hơn 30 con lợn thịt và số tiền lãi thu về là niềm mơ ước của nhiều người chăn nuôi. “Giá lợn hơi đang ở mức cao nhất trong vòng 2 năm gần đây. Hiện giá lợn hơi khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 5, nhưng vẫn không đủ nguồn cung cho thương lái. Chính điều này đã khuyến khích những người đang chăn nuôi như tôi và cả những người đã bỏ nghề mạnh dạn đầu tư tái đàn, tăng đàn ngay trong thời gian ngắn”, chị Thúy hồ hởi cho biết.

 

Người chăn nuôi “nô nức” tái đàn tuy nỗi lo đầu ra vẫn luôn hiện diện.


Giá các loại gà ta, gà tam hoàng, gà công nghiệp... đang tăng dần. Khảo sát của phóng viên tại các tỉnh Đông Nam Bộ, khu vực có số lượng gia cầm lớn nhất nước, như: Bình Dương, Bình Phước... cho thấy, giá gà tam hoàng, gà ta... đã tăng từ 7.000 - 8.000 đồng/kg so với một tháng trước. Theo đó, giá gà tam hoàng tại chuồng hiện vào khoảng 44.000 đến 45.000 đồng/kg, gà ta khoảng 65.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi thu lãi hơn 10.000 đồng/kg.


Người nuôi vẫn đơn độc


Mặc dù là lĩnh vực đóng góp và có sức ảnh hưởng đến thị trường thực phẩm rất lớn, nhưng những người trực tiếp sản xuất, “sống chết” với nghề chăn nuôi vẫn đang lẻ loi và tự “bơi” là chính. Giá thịt gia súc, gia cầm tăng cao, thị trường hút hàng, người chăn nuôi bắt đầu tính đến chuyện tái đàn nhưng họ lại đối mặt với tình trạng thiếu vốn, sau đó là đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, thời tiết thất thường ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm.

Rồi các yếu tố đầu vào như: giá thức ăn chăn nuôi, con giống vẫn đang ở mức cao... cũng đang khiến không ít người chăn nuôi lo ngại. “Chăn nuôi ở nước ta hầu hết vẫn còn ở dạng tự phát với quy mô nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, thị trường chủ yếu do thương lái điều tiết... Với tình hình như vậy, cả người chăn nuôi, người tiêu dùng đều thiệt thòi và chỉ bộ phận trung gian phân phối là hưởng lợi”, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, nhận định.


Theo số liệu của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, do giá cả những sản phẩm chăn nuôi thất thường, rủi ro lớn nên chỉ tính trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi đã thua lỗ 27.000 tỉ đồng.


Do nhu cầu cần vốn tái đàn tăng, trong khi khó vay được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, nên rất nhiều hộ chăn nuôi đã chấp nhận vay lãi suất cao từ bên ngoài. Trong khi đó, do nguồn cung khan hiếm nên giá lợn giống đã tăng thêm gần 1 triệu đồng/cặp, ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg... Theo ông Vang, người chăn nuôi cần thận trọng, không chạy theo phong trào vì việc ồ ạt tăng đàn sẽ dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu, khả năng giá sản phẩm đầu ra sẽ giảm.


Nhìn xa hơn, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, để ngành chăn nuôi không rơi vào thực trạng bấp bênh như thời gian qua, các địa phương phải hướng người nông dân chăn nuôi theo hướng tập trung, có kế hoạch và chủ động thị trường tiêu thụ. Các bộ phận bao gồm: doanh nghiệp sản xuất thức ăn, ngân hàng, nhà phân phối, người chăn nuôi... cần gắn kết với nhau thành chuỗi khép kín, từng bước loại bỏ dần khâu trung gian.

Riêng ngành chức năng cần có dự báo chính xác về nhu cầu của thị trường và dự báo kế hoạch sản xuất, trên cơ sở đó định hướng phát triển số lượng cho từng địa phương và điều tiết thị trường. “Chúng ta phải quan tâm đến yếu tố thị trường, chú ý cân đối sản xuất để giữ thăng bằng cán cân cung - cầu, từng bước hạn chế việc ồ ạt sản xuất dẫn đến dư thừa và rớt giá. Điều này người chăn nuôi không làm được mà cần sự ra tay, can thiệp của nhà quản lý”, ông Vang nói thêm.

 
Theo baotintuc.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,596
  • Tổng lượt truy cập90,888,989
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây