Nhờ biết cách tận dụng nguồn cỏ dồi dào sẵn có tại địa phương và các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, thời gian qua Chị Lê Thị Thủy đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, và với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Quá trình tích góp dần có vốn, gia đình chị bắt đầu chuyển hướng làm ăn mới bằng cách chăn nuôi trâu, bò đàn. Đến nay, gia đình chị Thủy đã có đàn bò trên 40 con với 20 con bò sinh sản, mỗi năm xuất chuồng 20 con bê, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản ngày càng được khẳng định. Chị Thủy cho biết; “Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu nhập trên 200 triệu đồng từ chăn nuôi bò. Không bằng lòng với những gì đạt được, tôi tiếp tục tìm tòi áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để mở rộng mô hình góp phần tăng thêm nguồn thu nhập. Ngoài việc tập trung làm ăn, nâng cao thu nhập gia đình, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, xây dựng gia đình văn hóa ”. Có được kết quả đó, trước hết bản thân phải quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, nắm bắt kịp thời các thông tin về khoa học kỷ thuật mới về chăn nuôi. Học tập mô hình kinh tế trang trại của chị, hiện Hội LHPN xã Kỳ Văn tiếp tục nhân rộng, đầu tư phát triển kinh tế trang trại thep hướng tập trung, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế sắn có của địa phương, đưa Kỳ Văn sớm trở thành xã nông thôn mới.
Mô hình chăn nuôi trâu bò đàn của Chị Lê Thị Thủy bước đầu đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó cũng phần nào giúp thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Không những vậy, đây còn là mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của một xã thuần nông, vừa tránh được những rủi ro cho người nông dân, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo tại địa phương. Mô hình được nhân rộng sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho chị em hội viên phụ nữ trên địa bàn, để chăn nuôi gia súc thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực, giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập cho các hộ dân nói chung, chị em phụ nữ tại địa phương nói riêng./.
Tác giả bài viết: Thúy Nga, Phạm Tuấn
Nguồn tin: kyanh.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã