Học tập đạo đức HCM

Cô gái Mường xinh xắn và hành trình nhọc nhằn 'đánh thức' rau hữu cơ

Thứ tư - 21/06/2017 11:25
Ngày nào cũng có 5-6 ô tô tải chở rau từ Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình về xuôi. Bà con người Mường đã biết trồng rau hữu cơ, biết làm hàng hóa tốt hơn để tiêu thụ được giá hơn.

Đinh Quyết, Chủ nhiệm HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến khá lạ lẫm. Cô gái người Mường này đã dám nghĩ, dám làm và quyết tâm giúp bà con quê mình thoát nghèo. 30 hộ dân thuộc HTX đều tham gia trồng rau hữu cơ. “Chỉ có cách làm sạch, mới có hy vọng đánh thức được vùng quê hẻo lánh vốn giàu tiềm năng này”, Đinh Quyết chia sẻ.

Mạnh mẽ, năng động là những gì tôi cảm nhận được về cô gái đất Mường này. Sáng, trưa, chiều, Quyết lăn lộn vào từng ruộng rau, từng vườn của bà con để động viên bà con lao động sản xuất.

 co gai muong xinh xan va hanh trinh nhoc nhan 'danh thuc' rau huu co hinh anh 1

Những luống rau hữu cơ được trồng trên đất Quyết Chiến. 

Chiều tối, Quyết và các thành viên HTX lại hối hả đóng hàng rồi chất lên xe chở rau sạch về Hà Nội bán. Lăn lộn với công việc cả ngày, nhưng Quyết lại không cảm thấy mệt, ngược lại Quyết luôn vui vẻ và tự hào vì mình đang góp phần xây dựng quê hương.

 

 

 co gai muong xinh xan va hanh trinh nhoc nhan 'danh thuc' rau huu co hinh anh 2

 

Bà con người Mường ở Quyết Chiến đang dần thay đổi cách làm, họ đã chuyển sang trồng rau hữu cơ trái vụ. 

Hiện HTX có rau su su, riêng 2 mặt hàng bắp cải và củ cải đều được trồng trái vụ nên HTX bán rất được giá 16.000đ/1kg. Rau su su mỗi ngày chở đi 2 ô tô với cả chục tấn hàng. Lượng hàng mang đi tiêu thụ chưa thật là nhiều, nhưng với bà con người Mường nơi đây nó đã là một bước tiến dài trên hành trình đưa đặc sản quê hương về Thủ đô.

Từ khi vào HTX, các xã viên làm ăn chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều. Từ việc chăm sóc vườn rau, đến giờ giấc giao hàng rồi cách đóng gói cũng cẩn thận và bắt mắt hơn. “Chúng tôi phải thay đổi cách trồng rau và tiếp cận việc bán hàng. Đó là cách duy nhất để bà con nơi đây thoát nghèo và làm giầu trên đồng đất quê hương mình”, Quyết chia sẻ.

 co gai muong xinh xan va hanh trinh nhoc nhan 'danh thuc' rau huu co hinh anh 3

Chủ nhiệm HTX Đinh Quyết đã dám nghĩ dám làm. 

Quyết chiến là xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Nơi này được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành và đồng đất mênh mông. Bao năm qua, bà con người Mường bới đất, lật cỏ, chịu khó làm lụng vậy mà cuộc sỗng vẫn khó. Sau những ngày vất vả trên nương, trên rẫy, Quyết đã dần thay đổi suy nghĩ, mình không thể làm theo cách của ông bà mãi được.

 

 

 co gai muong xinh xan va hanh trinh nhoc nhan 'danh thuc' rau huu co hinh anh 4

Su su và củ cái được đóng gói, phân loại để đưa về Thủ đô. 

 

Từ khi ở phố rộ lên phong trào sử dụng sản phẩm sạch, qua báo, đài, Quyết đã nhận ra lợi thế của quê hương mình. Trồng rau chính vụ khó bán, nhưng nếu trồng được rau sạch trái vụ sẽ thắng lớn. Trong khi đó, Quyết Chiến ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển sẽ rất phù hợp cho việc này. Cái đầu nghĩ vậy là Quyết quyết làm cho được. HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến ra đời là nhằm mục đích đó.

HTX mới ra đời được vài tháng, nhưng Quyết đã nhận được sự ủng hộ của bà con. Từng chuyến ô tô chở rau hữu cơ rời Quyết Chiến là bà con có thêm thu nhập. Hầu như chiều nào, tự tay Quyết xếp hàng, lựa chọn hàng rồi cho lên xe, Quyết mới yên tâm nghỉ ngơi.

 co gai muong xinh xan va hanh trinh nhoc nhan 'danh thuc' rau huu co hinh anh 5

Sự ra đời của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến sẽ là giải pháp quan trọng kết nối bà con nông dân cùng làm rau sạch. 

Giờ HTX mới có 3 mặt hàng chính là rau su su, quả su su, bắp cải, củ cải… Khởi đầu là vậy, nhưng cô gái người Mường này đã lên kế hoạch sẽ sản xuất nhiều loại rau trái vụ khác. Bởi lẽ nó là con đường duy nhất giúp bà con nơi đây tiêu thụ được nông sản với giá cao.

Về lâu dài, Quyết đã nghĩ đến việc xây dựng những vườn rau công nghệ cao. Cái khó mà Quyết gặp phải là nguồn vốn chưa biết kiếm nơi nào. “Trước mắt cứ để cho bà con tập với việc sản xuất rau sạch đã. Khi đã có thương hiệu, sản phẩm nhiều lên, chắc chắn chúng tôi sẽ có vốn. Tôi tin rằng sản xuất sạch là con đường duy nhất để bà con người Mường nơi đây bứt phá”, Quyết chia sẻ.

Theo Xuân Tuấn/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại831,770
  • Tổng lượt truy cập90,895,163
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây